Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Vườn Thơ Phật Giáo:

Đức Padmasambhava (*)
(Kính dâng Đức Liên Hoa Sanh)

Liên Hoa hóa sanh bậc Đại Hiền
Đạo Sư pháp giới Ngữ Thông Tiên
Hàng ma dạy đạo Tam thân(**) chứng
Hữu cầu diệu ứng vạn thế tuyên.

                             Thích Long Viễn
                        Núi Đà Lạt 9- 5- 2020










































Chú thích:

(*)Đức Padmasambhava dịch nghĩa là ĐứcLiên Hoa Sanh, có nghĩa là "sinh ra từ hoa sen". Ông được sinh ra ở tuổi lên tám từ một hoa sen ở hồ Dhanakosha, Uddiyana và được vua Uddiyana chấp nhận. Khi trưởng thành, ông đã bị đẩy ra khỏi Uddiyana bởi ma quỷ đang cư ngụ tại đó.
Cuối cùng, Ông đến Bodh Gaya, nơi mà  Đức Phật đã giác ngộ. Ông học tại Đại học Phật giáo lớn ở Nalanda ở Ấn Độ, và được nhiều giáo viên tâm linh hướng dẫn nhiệt tình.
Ông đi đến Thung lũng Cima và trở thành đệ tử của một vị sư vĩ đại có tên là Sri Simha, và nhận được các quyền năng về giáo lý tantric. Sau đó, ông đi đến Thung lũng Kathmandu của Nepal, nơi ông sống trong một hang động với người học trò đầu tiên, Mandarava (còn gọi là Sukhavati). Hai người đã nhận được các văn bản về Vajrakilaya, một thực hành tantric quan trọng. Thông qua Vajrakilaya, Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và Mandarava nhận ra sự giác ngộ tuyệt vời.
Đức Liên Hoa Sanh trở thành một bậc thầy nổi tiếng. Trong nhiều dịp, ông đã thực hiện những phép lạ để kiểm soát quỷ dữ mang lại bình yên cho dân làng. Khả năng này cuối cùng đã đưa ông đến Tây Tạng để làm sạch tu viện của Hoàng đế Trisong Detsen.
Đức Liên Hoa Sanh trở về Nepal, nhưng bảy năm sau ông trở lại Tây Tạng. Hoàng đế Trisong Detsen rất vui mừng khi thấy ông, vì ông đã mang lại sự giàu có cho Tây Tạng. Vị thầy tantric từ chối những món quà, nhưng ông đã chấp nhận một người phụ nữ từ hậu cung của Hoàng đế, công chúa Yeshe Tsogyal, người phối ngẫu thứ hai trong cuộc đời ông.
Cùng với Yeshe Tsogyal, Đức Liên Hoa Sanh đã giấu một số văn bản thần bí (terma) ở Tây Tạng và các nơi khác. Terma được tìm thấy khi các môn đồ đã sẵn sàng để hiểu chúng. Một trong những mật chú quan trọng của Đức Liên Hoa Sanh đã được tìm thấy là Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum.
Yeshe Tsogyal trở thành người thừa kế pháp của Đức Liên Hoa Sanh, và bà truyền những giáo lý Dzogchen cho các môn đệ của mình. Đức Liên Hoa Sanh có ba người phối ngẫu khác và năm phụ nữ được gọi là Ngũ Huân Ðạo Dakinis.

(**) Tam thân:
Tam thân là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo đại thừa chỉ ba loại thân của một vị Phật.Tam thân gồm:


  1. Pháp thân là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới, là , là Chân như tính Không, Phật tính, là Như Lai tạng...Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng Già, kinh Hoa Nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.
  2. Báo thân cũng được dịch là Thụ dụng thân, "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang 32 và 80 vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ
  3. Ứng thân, cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hóa thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi với mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân cũng trãi sanh lão bệnh tử và cũng bị chi phối bởi định luật vô thường. 
Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ và về sau được Đại thừa tiếp nhận. 
Trong Phật giáo Tây Tạng người ta xem Thân, khẩu, ý của một vị Đạo sư(guru) đồng nghĩa với ba thân nói trên.Trong Kim cương thừa, quan điểm Ba thân biểu thị các tầng cấp khác nhau của kinh nghiệm giác ngộ. Pháp thân là tính Không, là Chân như tuyệt đối, bao trùm mọi sự, tự nó là Giác ngộ. Báo thân và Ứng thân là các thể có sắc tướng, được xem là phương tiện nhằm đạt tới kinh nghiệm tuệ giác tuyệt đối. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem thân, khẩu, ý của một vị đạo sư chính là Ba thân, được biểu tượng bằng thần chú OṂ-AH-HUNG (gọi theo tiếng Tây Tạng). Sức mạnh toàn năng của Pháp thân được thể hiện ở đây bằng Phổ Hiền (sa. samantabhadra). Các giáo pháp Đại thủ ấn và Đại cứu cánh giúp hành giả đạt được kinh nghiệm về tâm thức vô tận của Pháp thân. Báo thân được xem là một dạng của "thân giáo hoá." Các Báo thân xuất hiện dưới dạng Ngũ Như Lai và được xem là phương tiện để tiếp cận với Chân như tuyệt đối. Báo thân xuất hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, tịch tĩnh (sa. śānta) hay phẫn nộ (sa. krodha), có khi được trình bày với các vị Thần thể (bo. yidam) hay Hộ pháp (sa. dharmapāla).

Ứng thân là một dạng "thân giáo hoá" với nhân trạng. Trong Kim cương thừa, Ứng thân hay được hiểu là các vị Bồ Tát tái sinh. Ba thân nêu trên không phải là ba trạng thái độc lập mà là biểu hiện của một đơn vị duy nhất, thỉnh thoảng được miêu tả bằng thân thứ tư là Tự tính (Tự nhiên) thân (sa. svābhāvikakāya). Trong một vài Tantra, thân thứ tư này được gọi là Đại lạc thân (sa. mahāsukhakāya).



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét