Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Lời Vàng Thầy Dạy:

Kẻ Thù Dharma -

Những con dơi màu đen
Là chuột hay là chim,
Núp kín trong hang đá?
Kẻ nửa Tục nửa Tăng:
Kẻ thù của Dharma ! (*)

__۞ Thích Long Viễn ۞ೋ__

















Ghi chú:
(*) Dharam: Pháp (tiếng Phạn: Dharma, tiếng Pali: Dhamma, Hán âm: Đạt maĐà maĐàm maĐàm vôĐàm). Pháp có rất nhiều nghĩa. Ở đây nên hiểu theo những nghĩa chính như sau:
 A/ Pháp: Theo phái Trung Quán, chữ Pháp trong Phật Giáo có nhiều ý nghĩa. Nghĩa rộng nhất thì nó là năng lực tinh thần, phi nhân cách bên trong và đằng sau tất cả mọi sự vật. Trong đạo Phật và triết học Phật giáo, chữ Pháp gồm có bốn nghĩa:
1. Pháp có nghĩa là thực tại tối hậu. Nó vừa siêu việt vừa ở bên trong thế giới, và cũng là luật chi phối thế giới.
2. Pháp theo ý nghĩa kinh điển, giáo nghĩa, tôn giáo pháp, như Phật Pháp.
3. Pháp có nghĩa là sự ngay thẳng, đức hạnh, lòng thành khẩn
4. Pháp có nghĩa là thành tố của sự sinh tồn. Khi dùng theo nghĩa nầy thì thường được dùng cho số nhiều.
B/ Pháp: Nói 1 cách tổng quát thì có 2 định nghĩa là nhậm trì tự tính, quĩ sinh vật giải.
1. Nhậm trì tự tính: Tất cả sự vật, hiện tượng luôn giữ gìn bản tính riêng của chúng, không thay đổi.
2. Quĩ sinh vật giải: Tất cả sự vật đều duy trì tự tính riêng biệt của chúng, như những khuôn mẫu khiến người ta dựa vào đó làm căn cứ mà hiểu 1 hiện tượng nhất định. Nói theo nghĩa Nhậm trì tự tính thì Pháp là chỉ cho tất cả cái tồn tại có đầy đủ tự tính, bản chất riêng biệt; nói theo nghĩa Quĩ sinh vật giải thì Pháp chỉ cho những tiêu chuẩn của sự nhận thức, như qui phạm, pháp tắc, đạo lí, giáo lí, giáo thuyết, chân lí, thiện hành v.v…Tóm lại, Pháp chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật, mọi hiện tượng – cụ thể hay trừu tượng – có tự tính, bản chất riêng biệt làm căn cứ, khuôn mẫu khiến người ta nhìn vào là có thể nhận thức và lí giải được.
( X. kinh Tạp a hàm Q.31; kinh Chư pháp bản trong Trung a hàm Q.28; phẩm Cú nghĩa trong kinh Đại phẩm bát nhã Q.4; phẩm Sát na trong kinh Đại thừa lăng già Q.5; kinh Đại bảo tích Q.52; luận 
Đại trí độ Q.48)
C/  Pháp: Chỉ cho cảnh sở duyên (đối tượng phân biệt) của thức thứ 6 (ý thức), cũng gọi Pháp xứ (Phạm: Dharmàyatana) hoặc Pháp giới (Phạm: Dharma-dhàtu).
[X. luận Đại tì bà sa Q.73; luận Câu xá Q.1; phẩm Xứ trong luận Pháp uẩn túc Q.10].
D/  Pháp: Tiếng dùng trong Nhân minh. Hàm ý tính chất, thuộc tính. Trong Nhân minh, danh từ sau (hậu trần) của Tông (mệnh đề) gọi là Pháp (thuộc tính); danh từ trước (tiền trần) của Tông gọi là Hữu pháp (có thuộc tính). Như lập Tông: Âm thanh là vô thường, thì vô thường (Pháp) là thuộc tính của âm thanh (Hữu pháp).
[X. Nhân minh luận sớ minh đăng sao Q.2, phần đầu; Nhân minh luận sớ thụy nguyên kí Q.2]. (xt. Tà Chính, Thể).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét