ೠ-- Lệ Cháy Phật Quang Đài -- ೠ
Núi lạnh rừng sâu trong quạnh hiu
Lòng đơn lẻ bóng với
trăm chiều
Hoàng hôn phai nắng chân trời tím
Mắt đẫm sầu vương, ôi cô liêu!
Bóng chết về Tây, trông chua cay
Đêm đêm nối đuốc suốt canh chày
Tương tư hoa nở bừng Lạc Quốc (*)
Chim kêu một tiếng xé trời mây.
Một tiếng chim kêu, một khắc sầu
Ta Bà nửa bóng hồn thương đau (**)
Nửa hồn chết lịm theo màu nhớ
Tan chảy tình ơi, đau rất đau !
Đã biết nơi đây cũng chỉ là
Quán trọ dừng chân rồi sẽ qua
Nhưng sao lệ cháy bùng tim vỡ
Đếm bước tình đi ta với ta.
Song vắng rừng khuya, mắt nhạt nhòa
Thời gian vỗ cánh đi vào mơ
Nửa đời trôi dạt lênh đênh quá
E sợ Đại Tâm cũng lu mờ. (***)
Mỗi khi trông đến Phật Quang Đài
Đại hùng thệ ước nguyện không phai
Bi tâm hòa thể, ôi lòng nát !
Cuộc đời tri kỷ chẳng có ai !
Biển ái mênh mông sóng ngút ngàn
Nhấn chìm sanh chúng ở thế gian
Ta đi nhặt ánh Phật quang chiếu
Kết thuyền độ thoát chúng nguy nan.
Bốn phía trông vời bốn phương xa
Năm canh lệ điểm mộng hải hà
Sáu khắc hồn tan theo trời nhớ
Băng hồn máu nhỏ tháng ngày qua ...
__ೋ۞Thích Long Viễn۞ೋ__
Ghi chú:
(*) Lạc Quốc: Thế giới Tây Phương Cực Lạc cách đây mười vạn ức cõi Phật .
Trong Kinh Trường-A-Hàm, quyển 2, trang 265 có dạy:
- Một Tiểu Thiên thế giới = 1,000 thế giới.
- Một Trung Thiên thế giới = 1,000 Tiểu Thiên thế giới = 1,000 x 1,000 = 1,000,000 thế giới.
- Một Đại Thiên thế giới = 1,000 Trung Thiên thế giới = 1,000,000 x 1,000 = 1,000,000,000 (một tỉ)
- Tam Thiên Đại Thiên thế giới = 3 x 1000 x Đại Thiên thế giới = 3,000 x 1,000,000,000 = 3,000,000,000,000 (Ba nghìn tỉ), các thế giới như thế, xoay vần thành hoại, quốc độ mà chúng-sanh ở thì gọi là một cõi Phật, như vậy riêng giải ngân hà của chúng ta đây đã có ba nghìn tỉ mặt trời.
- Một Tiểu Thiên thế giới = 1,000 thế giới.
- Một Trung Thiên thế giới = 1,000 Tiểu Thiên thế giới = 1,000 x 1,000 = 1,000,000 thế giới.
- Một Đại Thiên thế giới = 1,000 Trung Thiên thế giới = 1,000,000 x 1,000 = 1,000,000,000 (một tỉ)
- Tam Thiên Đại Thiên thế giới = 3 x 1000 x Đại Thiên thế giới = 3,000 x 1,000,000,000 = 3,000,000,000,000 (Ba nghìn tỉ), các thế giới như thế, xoay vần thành hoại, quốc độ mà chúng-sanh ở thì gọi là một cõi Phật, như vậy riêng giải ngân hà của chúng ta đây đã có ba nghìn tỉ mặt trời.
Tại thế giới Cực Lạc này có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện tại đang thuyết Pháp. Tại sao thế giới này được gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở đây chỉ thuần hưởng những sự vui bất tận mà không có những sự khổ nên gọi là Cực Lạc.
(**) Ta Bà: Tiếng Phạn Sa ha. Dịch nghĩa: Nhẫn, Đại Nhẫn, Kham nhẫn. Cõi thế giới Tam Thiên Đại Thiên do đức Phật Thích Ca làm Hóa chủ. Ta bà thế giới, dịch: Nhẫn độ: Nhẫn thổ là cõi thế nơi ấy nhà tu hành phải Kham nhẫn, phải chịu nổi sự Nhẫn nhục, vì nơi cõi nầy có đủ các sự trược, ác mà chúng sanh phải chịu. Ta bà thế giới cũng gọi là Đại nhẫn thế giới.
Trong cõi Liên hoa tạng trang nghiêm, có 20 từng thế giới. Mỗi thế giới là một cõi Phật. Cõi Ta bà ở về từng thứ 13, gồm có nhiều thế giới nhỏ. Trong mỗi thế giới nhỏ, có ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, có bốn châu: Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiệm bộ châu, Bắc Cu lư châu, và có một núi Tu di: Suméru, có hai vừng Nhựt, Nguyệt.
Ta bà là một cõi Tam Thiên đại Thiên thế giới, tức có 1.000.000.000 thế giới nhỏ. Chúa tể toàn cõi Ta bà thế giới là ngài Thi khí Đại Phạm Thiên Vương.
(***) Đại Tâm: Tâm Bồ Đề. Thế nào là Tâm Bồ Đề? Là tâm nguyện cầu quả vị Toàn Giác (Phật quả), để cứu độ hết tất cả chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Nếu như tạm thời quên mất Tâm Bồ Đề, thì dù tu tất cả các pháp lành cũng rơi vào ma nghiệp", quên mất còn như thế huống gì chưa phát ư?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét