Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Ngũ Thủ Uẩn :


CHIẾU KIẾN NGŨ THỦ UẨN VIÊN CHỨNG BỒ ĐỀ
( Phần V)
 ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• 

*Trước tiên, mình phải biết thế nào là Sắc uẩn?


- Là những gì có Sắc, tất cả Bốn đại và Sắc do Bốn đại tạo thành. Bốn đại là:Đất, Nước, Gió, Lửa.
Bốn đại này dù là riêng biệt hay tập khởi duyên sanh tạo thành các Pháp, thì những cái này gọi là Sắc.Tức là những duyên gì, nhân gì, tập khởi nên từBốn đại và Sắc do Bốn đại tạo thành thì gọi là Sắc.
#Ví dụ: Năm thủ uẩn hay Năm thọ m tức là năm nhân tố kết hợp tạo thành một con người  Thì trong năm nhân tố này Sắc là phần thô; Thọ, Tưởng, Hành, Thức là phần vi tế.
- Như vậy, Sắc không chỉ là những gì mình thấy được, sờ được mới gọi là Sắc.
Trước hết Đức Phật định nghĩa cho chúng ta thấy như thật rằng: Những gì có Sắc tức là những gì có thể chất, có chướng ngại, có đối ngại, mình sờ được, mình thấy được,mình chạm được, và tất cả bốn đại và Sắc do bốn đại tạo thành đều gọi là Sắc.
# Ví dụ: Đất, Nước, Gió, Lửa ở trong con người mình, những cái gì thuộc về:
     + Địa đại (Đất): Nhưtóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, não, hoành cách mô, lá lách,… thì cái này gọi là Địa đại.
     + Thủy đại (Nước): Là chất nước trong cơ thể như: Mồ hôi, nước mắt, đàm, dãi, tinh dịch, máu, mủ,… thì cái này gọi là Thủy đại.
      + Phong đại (Gió): Tức là hơi thở.
      + Hỏa đại (Lửa): Tức là hơi ấm trongcơ thể...
- Thì những cái này Đức Phật đều gọi là Sắc hết. Như hơi thở ra, hơi thở vào tuy mình không thể sờ được, thấy được nhưng cái này Đức Phật vẫn gọi là Sắc; tại vì sao? Những gì có Sắc là những gì có đối ngại, có chướng ngại, mình có thể sờ được, cảm giác được, thấy được, biết được, tức là tất cả Bốn đại và Sắc do Bốn đại tạo thành đều gọi là Sắc cả.
1) Thế nào là như thật biết sự Tập khởi của Sắc uẩn?
- Là đối với Sắc mình sinh ra Ái.
#Ví dụ: Đối với Sắc thân mình, mình sanh ra yêu thích, sanh ra đắm nhiễm gọi là ái hỷ (Là vui trong sự ái), từ đó sanh ra trạng thái tâm đắm luyến, yêu thích, không có cảm giác nhàm chán.
2) Thế nào là biết như thật Vịngọt của Sắc uẩn?
- Là hỷ lạc do nhân duyên Sắc mà sinh.
# Ví dụ: Những gì mình cảm thọ được, mình biết được, như sờ một cái gì êm ái, thích thú của thân này, sự xúc chạm, sự xúc thọ, sự cảm giác sanh ra cái hỷ tức là cái sự vui, từ đó sanh ra thủ, hữu, bám chấp...
3) Thế nào là như thật biết sự Nguy hiểm của Sắc uẩn?
- Sắc là vô thường, khổ, biến dịch,là một Pháp không bền vững, Pháp biến hoại tan rã và đoạn diệt.
4) Thế nào là biết như thật sự Xuất ly của Sắc uẩn?
- Là đối với Sắc mình điều phục được dục tham, đoạn trừ được dục tham, vượt dục tham. Đối với Sắc mình lìa những trạng thái ái hỷ, đắm chấp, yêu mến, trau chuốt; lìa đi những cái gì mà thuộc về tâm ái luyến, yêu thích.
B.Thế nào là như thật biết sự Tập khởi, Vịngọt, sự Nguy hiểm và sự Xuất ly của Thọ uẩn?
- Có Sáu thọ thân.
- Thọ là do nhân duyên Xúc sanh ra. Thọ sanh từ Nhãn xúc, Nhĩ xúc, Tỷ xúc, Thiệt xúc, Thân xúc và Ýxúc.
#Ví dụ: Thọ sanh từ Nhãn xúc rồi từ Nhãn xúc đó sanh khởi cảm giác ưa thích, và không ưa thích cái này gọi là Thọ. Mắt thấy Sắc sanh ra Nhãn thức (Mắt->Sắc->NhãnThức),ba Pháp này hiệp lại nên có Xúc; từ Xúc mới có Thọ. Thọ có ba loại:
     + Lạc Thọ: Cảm thọ vui
     + Khổ Thọ: Cảm thọ khổ, không ưa thích
     + Bất Khổ Bất Lạc Thọ: Cảm thọ không khổ cũng không vui.


  ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ•
 CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN VIÊN CHỨNG BỒ ĐỀ do Đại Đức Thích Long Viễn lược giảng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét