Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Ngũ Thủ Uẩn :

CHIẾU KIẾN NGŨ THỦ UẨN VIÊN CHỨNG BỒ ĐỀ
( Phần VI )
 ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• 


1) Thế nào là như thật biết sự Tập khởi của Thọ uẩn?
- Sự Tập khởi của Thọ là sự Tập khởi của Xúc.
- Cho nên nếukhông có Xúc thì không có Thọ, sự Tập khởi của Thọ là sự Tập khởi của Xúc.
2) Thế nào là như thật biết Vịngọt của Thọ uẩn?
- Là hỷ lạc do nhân duyên Sáu xúc xứ  sanh ra.
3) Thế nào là như thật biết sự Nguy hiểm của Thọ uẩn?
- Thọ Là vô thường, khổ, biến dịch; Thọ không vĩnh viễn. Quán như vậy để diệt trừsự bám chấp, chấp thủ nơi các Thọ.
4) Thế nào là như thật biết sự Xuất ly của Thọ uẩn?
-Là đối với Thọ mình điều phục được dục tham, đoạn trừ được dục tham, vượt lên khỏi dục tham.
C. Thế nào là như thật biết sựTập khởi, Vịngọt, sự Nguyhiểm và sự Xuất ly của Tưởng uẩn?
- Là Sáu tưởng thân. Tưởng sanh từ:
     + Nhãn xúc: Nhãn xúc sanh ra do Mắt tiếp xúc với Sắc trần sanh ra Nhãn thức, ba pháp này hiệp lại nên có Xúc, từ Xúc sanh ra Thọ.
     + Nhĩ xúc: Khi Nhãn căn tiếp xúc với Thanh trần sanh ra Nhĩ thức, ba pháp này hiệp lại nên có Xúc, từ Xúc ra Thọ.
     + Tỷ xúc: Khi Mũi tiếp xúc với Hương trần sanh ra Tỷ thức, ba pháp này hiệp lại nên có Xúc, từ Xúc sanh Thọ.
     + Thiệt xúc: Khi Lưỡi tiếp xúc với Vị trần sanh ra Thiệt thức, ba pháp này hiệp lại nên có Xúc, từ Xúc mới sanh Thọ.
     + Thân xúc: Thân căn tiếp xúc với Xúc trần (Thân xúc) sanh khởi Thân thức, ba pháp này hiệp lại nên có Xúc, Xúc sở sanh Thọ.
     + Ý xúc: Ý căn tiếp xúc với các Pháp khởi sanh Ý thức, ba pháp này hiệp lại nên có Xúc, từ Xúc sanh ra Thọ.
1) Thế nào là như thật biết sự Tập khởi của Tưởng uẩn?
- Là sự Tập Khởi của Xúc.
2) Thế nào là như thật biết Vịngọt của Tưởng uẩn?
- Là hỷ lạc do nhân duyên Tưởng sanh ra.
3) Thế nào là như thật biết sự Nguy hiểm của Tưởng uẩn?
-  Tưởng là vô thường, khổ, biến dịch, tan rã và đoạn diệt.
4) Thế nào là như thật biết sự Xuất ly củaTưởng uẩn?
- Là đối với Tưởng điều phục được dụctham, đoạn tận dục tham, vượt lên khỏi dục tham.
D.Thế nào là như thật biết sự Tập khởi, Vịngọt, sự Nguy hiểm và sự Xuất ly của Hành uẩn?
- Hành còn gọi là Tư. Hành có Sáu tư thânđó là:Sắc tư, Thanh tư, Hương tư, Vị tư,Xúc tư,Pháp tư. Tư sanh từ Nhãn xúc, Nhĩ xúc, Tỷ xúc, Thiệt xúc, Thân xúc, Ý xúc.
TrongĐại Kinh Mãn Nguyện, Trung Bộ 3, Đức Phật định nghĩa Hành uẩn như vầy:
--“Phàm Hành gì thuộc quá khứ, hiện tại, hay vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thẳng, xa hay gần; như vậy gọi là Hành uẩn’’.
1) Thế nào là như thật biết sự Tập khởi của Hành uẩn?
- Là sự Tập khởi của Xúc.
2) Thế nào là như thật biết Vịngọt của Hành uẩn?
- Là hỷ lạc do nhân duyên Hành mà sanh ra.
3) Thế nào là như thật biết sự Nguy hiểm của Hành uẩn?
-  Bản chất của Hành uẩn là vô thường, khổ, biến dịch.
4) Thế nào là như thật biết sự Xuất ly của Hành uẩn?
- Là đối với Hành điều phục được dục tham, đoạn dục tham, vượt lên khỏi dục tham.
E.Thế nào là như thật biết sự Tập khởi, Vịngọt, sự Nguy hiểm và sự Xuất ly của Thức uẩn?
1) Thế nào là như thật biết sự Tập khởi của Thức uẩn?
- Là sự Tập khởi của Danh Sắc (Danh chỉ cho tâm, Sắc thuộc về thân) .
2) Thế nào là như thật biết Vịngọt của Thức uẩn?
- Là hỷ lạc do Thức làm nhân duyên mà sanh.
3) Thế nào là như thật biết sự Nguy hiểm của Thức uẩn?
-  Bản chất của Thức uẩn là vô thường, khổ, là pháp biến dịch.
4) Thế nào là như thật biết sự Xuất ly của Thức uẩn?
- Là đối với Thức điều phục dục tham, đoạn tận dục tham, vượt lên khỏi dục tham.

 ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•ೋ• ೋ• ೋ• ೋ•
CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN VIÊN CHỨNG BỒ ĐỀ do Đại Đức Thích Long Viễn lược giảng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét