Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Lời Vàng Thầy Dạy:

CHỨNG NGỘ VI DIỆU PHÁP
Hôm ấy khi mặt trời vừa xế bóng, ánh dương vàng sải mình tỏa chiếu trên những rừng thông xanh, vi vu…vi vu… tiếng gió thổi ngọt lành hòa với tiếng chim muôn, tiếng gà gáy, tiếng suối reo… phải chăng đây là một bản diệu âm hợp tấu Hải Ấn Đốn Viên, như đưa lòng người thể nhập pháp giới duyên sinh trùng trùng vô tận trong tiết trời Đà Lạt.
 Khi ấy Sư Phụ Long Viễn cũng vừa tọa thiền xong, Ngài nhẹ  cất 
bước ra khỏi tịnh thất thì thấy một vị khách đang ngồi đợi sẵn chỗ bàn tiếp khách, sau khi chào đón hỏi thăm xong, vị khách kia lên giọng cất tiếng hỏi:
 -Kính bạch Thầy: Nếu con người tạo nghiệp như thế nào phải lãnh th nghiệp ấy như thế, đó là Chánh Kiến về Diệu Pháp mà Thế Tôn đã tuyên thuyết phải không?
Sư Phụ vẫn ngồi kiết già đnh tâm, đôi mắt Ngài nhìn vị Khách kia với lòng đầy bi mẫn, rồi nhẹ ging đáp:
-Điều anh hỏi đó không phải Chánh Kiến về Diệu Pháp đã đưc Đức Điều Ng tuyên thuyết!
Vị khách rất đỗi kinh ngạc, dường như tất cả những gì anh ta hc đã bị phá vỡ chăng? Anh ta cười nhép một cái, đôi mắt liếc nhẹ qua Sư Phụ, anh ta đang nghĩ gì? Mà t nhiên li lớn ging hùng biện:
-Vậy thì con người to nghiệp ai lãnh thọ nghip ấy? Nếu đã to nghip mà không có người lãnh th, không phải phi nhân quả ư? Nhưng Đức Phật đã từng khẳng định: Đo Phật là đo nhân quả, kia mà? Hay là Thầy không đủ trí tu , không có kinh nghiệm thiền chứng để liễu tri về nhân quả? Tôi thật thất vọng khi tìm đến đây!
-Tại sao anh lại thất vng?_ Sư  Phụ hỏi
-Vì tôi nghe đồn Thầy là hóa thân của Tôn Giả Đại Mc Kiền Liên, v thần thông đệ nhất trong hàng Thánh Tăng của Đức Phật ngày xưa!_ Anh ta đáp.
Sư Phụ nh cười, nụ cười rất từ ái, Ngài nói với giọng ôn tồn:
-Anh không nghe Đức Phật đã dạy: “ Chớ có tin vì nghe người ta đồn, chớ có tin vì đánh giá hời ht những dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với đnh kiến của mình...” sao! Tôi chưa từng nói mình là hóa thân  của ai cả, tôi là tôi nhưng không có cái “tôi là”! Như anh nói ở trên: “Đạo Phật là đạo nhân quả” điều đó không sai. Muốn liễu tri như tht về nhân quả thì đến quả vị A La Hán mới  có thể liễu tri toàn triệt được. Tôi cũng không nói mình có thể thấy được đường đi của nhân quả với tu giác vô lậu hoàn toàn. Tuy nhiên, như một người nắm được bản đồ đi từ vị trí A đến vị trí B, v này cũng được những bậc Thầy khả kính truyền dạy về cách đọc bản đồ, thế thì người ấy có thể đi đến địa điểm B đúng như ý không?
Vị khách kia, có vẻ trầm ngâm đôi chút rồi lên tiếng đáp:
-Có thể được!
Sư Phụ bỗng nhiên nghiêm ngh lạ thường, Ngài nghiêm sắc mặt nhìn anh ta, rồi cất tiếng như Sư Tử rống đánh vào tâm thức của v khách đang ngồi đối diện:
-Trong tâm anh chất chứa s nghiệp gì? Anh có thật s đến đây cầu Pháp không? Hay anh đến cầu ngã kiến, ngã mạn, ngã tùy miên, ngã lun thủ? Nếu anh không buông xuống những tình chấp ấy, thì tôi với anh dù có gp nhau cũng vô duyên với nhau, thế thì tội gì mà phải làm phiền lụy cho nhau? Anh không xứng đáng để nghe Vi Diệu Pháp của Như Lai. Anh cứ tùy nghi mà đi, ở đây tôi không miễn cưỡng!
Anh ta có vẻ hối hận, liền rời ghế bước xuống đất, quỳ ngay ngắn, chỉnh sửa lại y phc và chấp tay nhẹ ging tôn kính bch:
-Xin Thầy từ bi chỉ dy, con xin sám hối ý niệm chấp thủ Pháp của mình! Kính mong Thầy hoan hỷ bỏ qua cho, khi nghe lời Thầy dy con sẽ y Pháp hành trì và từ nay không dám kiêu căng ngã mạn nữa!
- Vậy anh hãy lắng nghe, suy nghĩ, khéo tác ý và ghi vào tâm, tôi sẽ vì anh ước lược tỏ bày, như Đức Phật dạy: “Nếu con người tạo nghiệp như thế nào, nó lãnh thọ nghiệp ấy như thế; như vậy không có sự thực hành phạm hạnh, không có thể diệt tận khổ. Nếu nói như vầy: Nếu con người tạo nghiệp như thế nào, nó lãnh thọ quả báo của nó như thế; như vậy có sự tu hành phạm hạnh, có được diệt tận khổ”. Còn không quá rõ ràng ư? Cho nên: Con người chính là chủ nhân của nghiệp, chứ không phải nghiệp là chủ nhân của mình. Nếu nghiệp tạo như thế nào lãnh thọ nghiệp như thế đó, thế thì nghiệp ấy là cố định, là bất biến, là như như, là không thay đổi, là không biến dị, là không thể chuyển...; vậy thì với Pháp được Như Lai thi thiết, khai thị, hiển thị, hiển lộ, các buộc ràng không thể cắt đoạn, sự thực hành phạm hạnh không thể đạt, không lợi ích gì. Vì sao? Vì không thể diệt tận khổ. Còn nếu con người tạo nghiệp như thế nào, nó lãnh thọ quả báo của nó như thế; cũng như có người tạo nghiệp nhưng biết sám hối, biết tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ... theo duyên mà lãnh thọ quả báo như thế; tức là có sự tu hành phạm hạnh, có thể diệt tận khổ. Như vậy, với Pháp được Đức Thế Tôn khéo thuyết, khai thị, hiển thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn; thật là đủ cho những ai có lòng tin tưởng Như Lai có thể bắt đầu tinh tấn (hành trì và nguyện). Anh nên hiến mình cho Pháp, với trượng phu lực, trượng phu tinh tấn, trượng phu cần dõng chắc chắn có thể nhổ tận góc kiến mạn tùy miên, diệt tận lậu hoặc mà thành tựu cứu cánh phạm hạnh này. Anh nên nhớ rằng: Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại!
Cố gắng!
Cố gắng!
 
Vừa nghe xong lời từ bi khả ái khai thị của Sư Phụ, anh ta như người nghèo vớ được của báu, như người khát nước gặp được dòng suối cam lồ, khuôn mặt anh ta rạng người Pháp lạc, với ánh mắt kiên định rực cháy hùng tâm hướng về Ngài, anh ta đảnh lễ và nguyện quy y với Thầy, đồng thời phát nguyện y chỉ nơi Thầy để trở thành người con đích thực của Pháp và để lớn mạnh trong Pháp và Luật này.. Còn bạn thì sao? Bạn đã quyết định hiến mình cho cho Chánh Pháp chưa? Xin hãy coi chừng cái chết của bạn có thể đến trước ngày mai đó!


(Hồng Tuyến kính lưu Pháp ngữ của Sư Phụ Long Viễn, nguyện cầu Chánh Pháp trường tồn lợi ích tất cả chúng sanh!)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét