Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

 Diệu Nghĩa Đà-la-ni

Kho Chân Ngôn Bí Mật Thông Dụng

(Phần II)


III. Thiên Long Bát Bộ Chân Ngôn

OM_ LOKA  ALOKA  KARÀYA_SARVA  DEVA  NÀGA YAKSA GANDHARVA  ASURA  GARUDA  KIMNARA  MAHORAGA HRDÀYA  ANYA  AKARSÀYA  VICITRA  GATI_ SVAHA.

Đây là Chân Ngôn tổng nhiếp Thiên Long Bát Bộ. Khi muốn phụng thỉnh nhất thiết Thiên Long Bát Bộ Hộ Pháp thì có thể dùng Chân Ngôn này mà phụng thỉnh thì tất cả chư vị liền đến. 


IV. Ngũ Bộ Kim Cương Đỉnh Chân Ngôn

A VAṂ RAṂ HAṂ KHAṂ

Đây là Chân Ngôn của 5 phần Pháp Thân. 

Nếu một ngày tụng một biến, 7 biến, 21 biến hoặc 49 biến thì hiệu lực công đức của một biến có phước như chuyển Tạng Kinh 100 vạn biến huống chi ngồi Thiền Tịch nhập vào Định Môn. Từ A Tự Môn quán chiếu rõ ràng rành rẽ như mặt trời chiếu sáng trên không tức là thấy rõ (Liễu kiến) Phật Tánh sẽ gặt được phước không có gì sánh được, thành tựu trí tuệ vô biên, hiện thân thọ chứng từng phần Pháp Thân, đến viên thành Vô Thượng Bồ Đề. 


V. Văn Thù Bồ Tát Ngũ Tự Tâm Chú

 A ra bạt giả na.

Kim Cang Ðảnh Kinh Ngũ Tự Chơn ngôn Thắng Tướng nói: Nếu người vừa tụng một biến, như tụng tám vạn bốn ngàn thập nhị Vi Ðà tạng kinh. Nếu tụng hai biến Văn Thù, Phổ Hiền liền theo gia bị, Hộ Pháp, Thiện Thần ở trước người đó. Lại nữa, nếu tụng một biến hay trừ tất cả khổ nạn của người tu hành. Nếu tụng hai biến trừ diệt ức kiếp sanh tử trọng tội. Nếu tụng ba biến Tạm Muội hiện tiền. Nếu tụng bốn biến được Tổng Trì bất vong. Nếu tụng năm biến mau thành Vô Thượng Bồ đề. Nếu người nhứt tâm ở riêng chỗ vắng vẻ, viết năm chữ Phạn làm vòng Đàn Pháp, y Pháp niệm tụng mãn một tháng rồi, Văn Thù Bồ Tát liền hiện thân kia, ở trong hư không diễn nói Pháp yếu, khi bấy giờ người tu hành được Túc Mạng Trí, biện tài vô ngại, thần túc tự tại, thắng nguyện thành tựu, phước trí đầy đủ, mau chứng Như Lai Pháp Thân. Chỉ có tín tâm thọ trì thì trải qua mười sáu đời quyết định thành Chánh Giác.


VI. QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT CAM LỒ CHƠN NGÔN 

Nẵng mồ ra đát nẵng, đát ra dạ dả, nẵng mồ a lị dã, phạ lồ chỉ đế thấp phạ ra dả, mạo địa tát đát phạ dả, ma hạ tát đát phạ dả, ma ha ca rô nĩ ca dả, đát nễ dã tha. Úm Độ Nĩnh Độ Nĩnh, Ca Độ Nĩnh Ta Phạ Hạ.

Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà-la-ni nói: Nếu người tụng Chú này, đời quá khứ, hiện tại đã tạo tứ trọng, ngũ nghịch, hủy báng Kinh Phương Đẳng, tội nhất xiển đề... hết thảy các tội đều được tiêu diệt không còn dư sót, thân tâm nhẹ nhàng, trí huệ minh mẫn. Nếu thân hoặc lời nói thảy hay lợi lạc tất cả hữu tình. Nếu có chúng sanh rộng tạo tất cả các tội Vô Gián, nếu được gặp người trì Chú này, hình bóng chói vào thân của người kia, thoạt được cùng nói chuyện, hoặc nghe tiếng nói người kia, tội chướng thảy đều tiêu diệt. Nếu muốn lợi ích tất cả hữu tình, mỗi khi trời mưa khởi đại bi tâm, ngửa mặt hướng hư không tụng Chơn Ngôn này 21 biến, mỗi giọt mưa kia thấm nhuần tất cả hữu tình, diệt hết tất cả nghiệp trọng tội, đều được lợi lạc.


VII. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Chân Ngôn

TAYATA: OM BEKANDZE BEKANDZE MAHABEKANDZE RANDZA SAMUDGATE SOHA 

Thần Chú này nếu hành giả chuyên tâm thọ trì có thể tịnh hóa vô lượng vô biên nghiệp chướng, tăng tuổi thọ, trị lành tất cả bệnh khổ cho mình và cho người, tất cả tà ma quỷ mị không thể phá rối, tất cả yếm chú thư bùa của ngoại đạo và tinh mị không thể não hại. Nếu gia trì vào nước sau đó thí thực cho chúng sanh thì chúng sanh được vô lượng lợi ích, có thể xả bỏ mê đồ mà sanh về thiện cảnh giới.



VIII. Kim Cang Tát Đỏa Chân Ngôn

OM VAJRASATTVA SAMAYA MANUPALAYA VAJRASATTVA DENOPA TITHA DIDO ME BHAVA SUTO KAYO ME BHAVA SUPO KAYO ME BHAVA ANURAKTO ME BHAVA SARVA SIDDHI ME PRAYATSA SARVA KARMA SU ZAME CHITTAM SHRIYAM KURU HUM HA HA HA HA HO BHAGAVAN SARVA TATHAGATA VAJRA MAME MUNZA VAJRA BHAVA MAHA SAMAYA SATTVA AH HUM PHET. 

Tâm Chú: OM VAJRASATTVA HUM

Trì tụng Chân Ngôn này có thể cắt đứt giới hạn con đường tội lỗi, tịnh hóa tất cả nghiệp chướng, phá trừ tất cả sự nhiễm ô, khiến hành giả tốc đắc Tam Ma Địa. Đây là một thực hành trọng yếu trong Kim Cương Thừa.



IX. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Chân Ngôn


OM AH RA PA TSA NA DHIH  

Hành giả chí thành trì một biến thì Bồ Tát Văn Thù lập tức hiện thân, nhất tâm trì niệm thì tất cả tai nạn không đến thân, tất cả chướng ngại được tồi hoại, tất cả nghiệp chướng bị phá hủy, tất cả nguyện lớn sớm thành, phát sanh trí tuệ vô biên, mau chóng chứng quả Vô Thượng Bồ Đề.



X. A Di Đà Phật Nhất Tự Chân Ngôn

Chân Ngôn này luôn luôn đi theo với Úm Ma Ni Pát Mê Hum. Căn cứ theo mật truyền, nên thêm Úm A Di Ðát Phạ và thêm chữ Sóa Ha cũng được.

 Chơn Ngôn:

“Hật Rị” (HRIH)

Om A Mi Tabha Hrih.

Úm A Di Ðát Phạ Hật Rị Sa Ha.

 

Kinh dạy: Chữ "Hật Rị" (HRIH) đủ bốn chữ thành một Chơn Ngôn. Chữ Hạ tự môn, nghĩa là tất cả pháp nhơn bất khả đắc. Chữ RA tự môn, nghĩa là tất cả pháp ly trần. Trần nghĩa là ngũ trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc). Cũng gọi hai món chấp trước năng thủ và sở thủ. Chữ Y tự môn, là tự tại bất khả đắc, phát sanh Ác tự nghĩa. Chữ Ác gọi là Niết Bàn. Do giác ngộ các pháp vốn không sanh, đều xa lìa món chấp trước, chứng được pháp giới thanh tịnh. Chữ "Hật Rị" này cũng nói là tàm (hổ thẹn), nếu nói đủ là tàm quí (hổ thẹn), tự thẹn với lương tâm mình và xấu hổ đối với kẻ khác, vì thế nên không làm tất cả điều bất thiện. Ðầy đủ tất cả pháp lành vô lậu vậy. Cho nên Liên Hoa Bộ cũng gọi là Pháp Bộ.

Do gia trì chữ "Hật Rị" này mà ở thế giới Cực Lạc, nước, chim, cây, rừng đều diễn nói pháp âm. Rộng như trong kinh đã thuyết minh. Nếu có người nào trì một chữ Chơn Ngôn này, có công năng hay diệt trừ tai họa, tật bệnh. Sau khi chết sẽ sanh về cõi An Lạc quốc, được Thượng Phẩm Thượng Sanh. Ðây là nhứt thông tu Quán Tự Tại Tâm Chơn Ngôn của người tu hành và cũng là hay trợ giúp cho các người tu các bộ Du Già vậy.



XI. Văn Thù Bồ Tát Nhất Tự Chân Ngôn


  OMÏ  ‘SRHYIMÏ


Đây là Chân Ngôn của Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát (Mamïju‘sri Bodhisatva) hay còn gọi là Nhất Kế Văn Thù Bồ Tát, Nhất Man Văn Thù Bồ Tát. 

Kinh Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nhất Tự Đà-la-ni có ghi rằng: Đà-la-ni này hay diệt trừ tất cả yêu quái tà ác, là Pháp Cát Tường của tất cả Chư Phật, cũng hay thành tựu tất cả Chân Ngôn. Tụng Đà-la-ni này hay khiến cho chúng sinh khởi tâm Đại Từ. Tất cả chướng ngại đều được tiêu diệt và đều được đầy đủ mọi ước nguyện. Nếu có người nữ bị tai nạn lúc sinh sản hoặc người nam bị tên bắn cho đến bị tất cả các bệnh tật khổ, thì tụng Đà-la-ni này sẽ trừ diệt được tất cả hiểm nạn. Lại nữa Đà-la-ni này hay khiến cho chúng sinh trong đời hiện tại đắc được an ổn, Chư Phật cùng Đại Bồ Tát thường là quyến thuộc, tất cả sở nguyện đều được thành tựu. 

Hành giả thường xuyên hành trì Chân Ngôn OMÏ ‘SRHYIMÏ  để bảo hộ tự thân nhằm ngăn ngừa tất cả Quỷ Thần, Thiên Ma đến não hại và cầu được viên mãn mọi sở nguyện.



XII. Nhất Tự Đảnh Luân Vương Chân Ngôn


BHRÙMÏ 


Theo Kim Cương Thừa thì Nhất Tự Đỉnh Luân Vương là Mật Hiệu của Đại Nhật Như Lai, là Tổng xưng mọi Đức của Pháp Thân. Trong một chữ này nhiếp vô tận Mật Pháp. Trong một Ấn chứa hằng sa Ấn. Lực phá hủy các nghiệp ác mạnh hơn Chư Phật và mau chóng thành tựu Công Đức vượt hơn hẳn các Pháp khác. Chân Ngôn này được Đức Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết khi Ngài nhập vào Tối Thắng Tam Ma Địa . Và BHRÙMÏ biểu thị cho nghĩa Tam Thân Nhất Thể.


Trong Nhất Tự Đỉnh Luân Vương Kinh có ghi là: Đức Phật Thích Ca ngồi ở Kim Cương Đạo Tràng dưới gốc cây Bồ Đề trong nước Ma Kiệt Đà, nhận lời thỉnh cầu của Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát nhập vào Tam Ma Địa, hiện thành tướng Đại Chuyển Luân Vương nói NHẤT TỰ ĐỈNH LUÂN VƯƠNG CHÚ thì Đại Thiên Thế Giới chấn động . . . 

Nếu dùng Tôn này làm Bổn Tôn của Pháp tu tất cả Tất Địa với Pháp Trừ Tai  thì sẽ trừ diệt được vô lượng các tội chướng rất nặng của đời hiện tại, cũng có thể vượt qua các nẻo ác, trừ bệnh tật và chứng Đạo Bồ Đề . . . 

Lại nữa, BHRÙMÏ còn được tôn xưng là MẠT PHÁP NHẤT TỰ Đà-la-ni nghĩa là trong thời Mạt Pháp, chú này có thế lực rất lớn như: Làm lợi ích lớn cho thế gian, bảo hộ tất cả Pháp Tạng của Như Lai, hàng phục tất cả chúng tám Bộ, hay ban Pháp vô úy cho chúng sinh, thường giúp chúng sinh được mọi phỉ lạc, giúp cho hành giả mau chóng thành tựu tất cả Chân Ngôn khác và thường hay giúp cho chúng sinh viên mãn tất cả ước nguyện. 

Nhất Tự Chú này là Đỉnh của tất cả chư Phật là Tâm của Văn Thù Bồ Tát. Nếu tụng Chú này thì trong khoảng năm Do Tuần, các Tinh Tú ác không dám đến gần, các Quỷ Thần ác đều tự lánh xa, các loài Thiên Ma không dám đến não hại, tất cả tội chướng của người trì tụng đều được thanh tịnh và người ấy có thể vào trong các Bộ không bị chướng ngại đồng thời có công năng bẻ gãy tất cả ác Chú trong thế gian, viên mãn mọi Pháp tu trì . 

- Trong Mạt Pháp Nhất Tự Đà-la-ni Kinh có bài Tụng rằng: 

"Hết thảy các Phật Tử 

Các ông nên lắng nghe 

Nay Ta  nói  Chú  này 

Đầy đủ các công đức 

Sau này  khi  đời  ác 

Pháp Ta sắp muốn diệt

Hay ở trong thời ấy 

Hộ trì Mạt  Pháp Ta 

Hay trừ  ác Thế Gian 

Các Quỷ Thần độc hại

Thiên Ma với người ác

Hết thảy các Chú Pháp

Nếu nghe tên Chú này 

Thảy đều tự nép phục 

Sau khi Ta diệt độ 

Phân khắp Xá Lợi rồi 

Sẽ ẩn các tướng tốt

Biến thân làm Chú này ( BHRÙMÏ ) 

Phật có hai thứ thân 

Chân Thân và Hóa Thân

Nếu hay cúng dường ấy 

Phước Đức không có khác 

Chú này cũng như thế

Tất cả các Trời Người 

Thường sinh lòng hy hữu 

Thọ trì và cúng dường 

Sẽ được các công đức

Như thân Ta không khác

Công đức Chú Vương này 

Nay Ta chỉ lược nói "

Cho nên, Chân Ngôn BHRÙMÏ còn được xem là Chủng Tử Pháp Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy, khi trì niệm BHRÙMÏ hành giả sẽ được Chư Như Lai, Chư Vị Bồ Tát, các vị Hiền Thánh, các bộ Thánh Thiên, Quỷ Thần... trong Pháp Giới hộ trì để giúp cho hành giả tự khai mở được Chánh Pháp của chính mình, từ đó an nhiên thi hành vạn hạnh lợi tha cho đến khi thấu ngộ được tướng Trừ Ám Biến Minh của Nhật Luân Tam Muội thì tự mình thành tựu được Trí Tuệ của Như lai vậy. Đây là giai đoạn nương theo lực gia trì của Pháp Thân Như  Lai để chứng ngộ Phật Trí vốn có nơi mình.




1 nhận xét: