Diệu Nghĩa Đà-la-ni
Kho Chân Ngôn Bí Mật Thông Dụng
(Phần X)
XXXXVIII. Bảo Kế Đà-la-ni
Chân Ngôn kèm theo Phạn ngữ Chú:
1_ Nam mô một đà dã (NAMO BUDDHÀYA)
2_ Nam mô đạt lị-ma dã (NAMO DHARMÀYA)
3_ Nam mô tăng già dã (NAMO SANÕGHÀYA)
4_ Nam mô táp bát-đa nẵng, tam miệu ngật-tam một đà nẵng
(NAMO SAPTÀNÀMÏ SAMYAKSAMÏBUDDHÀNÀMÏ )
5_ Tát thất-la phộc ca tăng già nẵng (SA’SRAVAKA SANÕGHÀNÀMÏ)
6_ Tát lị-phộc một đà mạo đề tát đỏa nan tả (SARVA BUDDHA BODHISATTVÀNÀMÏ CA)
7_ Đát ninh tha (TADYATHÀ)
8_ Aùn, nhạ dã cát lị (OMÏ_ JAYA KÀRI)
9_ Một độ đá la ni (BUDDHA UTTÀRANÏI)
10_ Bát vĩ đát-la mục cật (PAVITRA MUKHE)
11_ Tát lị-phộc mãng nga la, đà la tả (SARVA MANÕGALA DHARA CAJE)
12_ Di mộ đế, na na, lãng ca la, ni bộ thủy đế (MÙRTE NÀNÀ LAMÏKÀRA VIBHÙSÏITE)
13_ Tát hạ tát-la bộ di (SAHASRA BHÙJE)
14_ Tát hạ tát-la nễ để-lị (SAHASRA NETRE)
15_ Tát hạ tát-la thất lị (SAHASRA ‘SÌRSÏE)
16_ Ma ni, dân noa lệ (MANÏI KUNÏDÏALE)
17_ Tán noa hạ, tán nại đề
(SAMÏNÀHA SAMÏNADDHE)
18_ Vĩ tức đát-la mạo lê đạt lị (VICITRA MAULI DHARÌ)
19_ Tán nại-la, tố lị-dã, a đề lị kế (CADNRA , SÙRYA , ATIREKE)
20_ A ca xá, nga nga na, tả lị ni (ÀKÀ’SA GAGANA CÀRINÏI)
21_ Mãng nga la, thất la di, mộ đế (MANÕGALA ‘SIRAJE MÙRTE)
22_ Bát vĩ đát-la ngật-lị đa, mãng nga lệ (PAVITRA KRÏTA MANÕGALE)
23_ Bộ lị di đà yết la ni (BHÙRI MEDHÀ KARANÏI)
24_ Tổ lỗ, tổ lỗ (CURU CURU)
25_ Thuế đa bát trí (‘SVETA PATÏE)
26_ Di lỗ, di lỗ (MERU MERU)
27_ Thuế đa phộc na đề (‘SVETA VANADDHE)
28_ Hổ lỗ, hổ lỗ (HURU HURU)
29_ Bát vĩ đát-la mục cật (PAVITRA MUKHE)
30_ Cổ lỗ, cổ lỗ (KURU KURU)
31_ Tán nại-la mục cật (CANDRA MUKHE)
32_ A nễ đa phộc xá phộc lị-để nễ (ÀDITYA VA’SA VARTINI)
33_ Tảm bà nễ (JAMÏBHANÏI)
34_ Mãng nga la , đà la ni (MANÕGALA DHÀRANÏÌ)
35_ Tắc-đảm bà nễ (STAMÏBHANÏI)
36_ Tát lị-phộc vĩ ninh đạt la ma đế (SARVA VIDYADHÀRA MÀTE)
37_ Mô hạ nễ (MOHANI)
38_ A mô già, bá xả, hạ tất đế (AMOGHA PÀ’SA HASTE)
39_ Tát lị-phộc bạt dã, vĩ mộ tả nễ (SARVA BHAYA VIMOCANI)
40_ La nhạ, tưu la nghi-nễ (RÀJA CORA AGNI)
41_ Vĩ sơ na ca, bạt dã, bát-la thiết ma nễ (VISÏODAKA BHAYA PRA’SAMANÏI)
42_ Ca khô lị-na, nễ phộc la ni (KÀKHORDA NIVÀRANÏI)
43_ Aùn, tức lị, tức lị (OMÏ _ HIRI HIRI)
44_ Nhạ dã ca lị (JAYA KÀRI)
45_ Phộc la ca lị (BALA KÀRI)
46_ Đạt na ca lị (DHÀNA KÀRI)
47_ Đế nhạ tắc-ca lị (TEJAS KÀRI)
48_ Vĩ phộc na, bát-la thiết ma nễ (VIVÀDA PRA’SAMANÏI)
49_ Một đà, nễ phộc la ni (BUDDHA NIVÀRANÏI)
50_ Bát la tác ngật-la, bát-la thiết ma nễ (PARACAKRA PRA’SAMANÏI)
51_ Bát la tát ninh, nễ phộc la ni (PRASAINYA NIVÀRANÏI)
52_ Một đà đá la ni (BUDDHA UTTÀRANÏI)
53_ Bát-la bộ đa, phệ la, ma ni, ma ni (PRABHÙTA VELA MANÏI MANÏI)
54_ Ma hạ ma ni (MAHÀ MANÏI)
55_ Ma ni, mãn đà nẵng (MANÏI VANDHANÀMÏ )
56_ Để-lị lộ ca, lộ ca cát lị (TRILOKA , ÀLOKA KÀRI)
57_ Để-lị bổ la na nga la (TRIPURA NAGARA)
58_ Vĩ đặc-võng sa nễ (VIDHVAMÏSANI)
59_ Bát-la tát ninh, vĩ nại-la bát ni (PRASAINYA VIDRÀPANÏI)
60_ Tát lị-phộc ngật-lị đa, ca lị-ma nễ tố nại nễ (SARVA KRÏTYÀ KARMA NISÙDANÏI)
61_ Mê đề nẵng, bát-la thiết ma nễ (VYÀDHINÀMÏ PRA’SAMANÏI)
62_ Aùn, tức lệ (OMÏ_ CILI)
63_ Mật lệ (MILI)
64_ Vĩ lệ, sa-phộc hạ (VIRI SVÀHÀ )
65_ Tức lý, mật lý, sa-phộc hạ (CILI MILI SVÀHÀ)
66_ Tả cật lý (CAKRI )
67_ Tả cật lý, sa-phộc hạ (CAKRI SVÀHÀ)
68_ Tán noa lý, di trí nễ, sa-phộc hạ (CANÏDÏALI MITÏINI SVÀHÀ)
69_ Ô lị-đà kế thất, băng nga lệ (URDHA KE’SI PINÕGALE)
70_ Băng nga la, xuy nại đề, mục cật, sa-phộc hạ (PINÕGALA VÀNADDHE MUKHE SVÀHÀ)
71_ Sa la, sa la (SARA SARA)
72_ Tức lị, tức lị (SIRI SIRI)
73_ Tô lỗ, tô lỗ (SURU SURU)
74_ Môn tả, môn tả (MUNÕCA MUNÕCA)
75_ Môn tã bát dã (MUNÕCÀPAYA)
76_ Bát-la thiết ma dã (PRA’SAMANÏI)
77_ Một độ đa la ni, phát tra (BUDDHA UTTÀRANÏI PHATÏ )
78_ Tức đa nễ lị-ma, ca la ni, phát tra (CITTA NIRMALA KARANÏI PHATÏ)
79_ A tô la, nễ lị-già đát nễ, phát tra (ASURA NIRGHÀTANÏI PHATÏ)
80_ Nhạ dã yết lị, phát tra (JAYA KÀRI PHATÏ)
81_ Thất-lị yết lị, phát tra (‘SRÌ KÀRI PHATÏ)
82_ Tát hạ tát-la thất lị, phát tra (SAHASRA ‘SÌRSÏE PHATÏ)
83_ Tát ha tát-la phóng di, phát tra (SAHASRA BHÙJE PHATÏ)
84_ Tát hạ tát-la nê để-lị, phát tra (SAHASRA NETRE PHATÏ)
85_ Tát lị-phộc vĩ ninh đạt la , na mạc tắc ngật-lị đới, phát tra (SARVA VIDYADHÀRA NAMASKRÏTAI PHATÏ)
86_ Tát lị-phộc thiết đốt-lỗ , na thiết nễ, phát tra (SARVA ‘SATRÙ NÀ’SANÏI PHATÏ)
87_ Tát lị-phộc bạt dã, vĩ mô xoa ni, phát tra (SARVA BHAYA VIMOKSÏANÏI PHATÏ)
88_ Bát-lị tắc ngật-la, nễ phộc la ni, phát tra (PARACAKRA NIVÀRANÏI PHATÏ)
89_ Bát la tát ninh, vĩ nại-la bát ni, phát tra (PRASAINYA VIDRÀPANÏI PHATÏ)
90_ Tát lị-phộc mê đề, bát-la thiết ma nễ, phát tra (SARVA VYÀDH PRA’SAMANÏI PHATÏ)
91_ Tát lị-phộc ngật-la hô tha nại nễ, phát tra (SARVA GRAHOCCHEDANÏI PHATÏ)
92_ Lạc xoa, lạc xoa, ma ma, tát lị-phộc một đà mạo địa tát đỏa nẵng đế nhạ sa (RAKSÏA RAKSÏA MAMA SARVA BUDDHA BODHISATTVÀNÀMÏ TEJASA)
93_ Tát ma đa tất để-lị noản (SAMÀTTA BHÌ TRÏNÏAMÏ)
94_ Tát nột tứ để-lị noản (SADURHRÏD TRÏNÏAMÏ)
95_ Tố bát sa-tha dĩ ca nẵng (SUPASTHÀYIKÀNÀMÏ )
96_ Tát ba lị phộc la noản (SAPARIVÀRÀNÏÀMÏ )
97_ Đế nhạ sa, tát lị-phộc mê đề nẵng (TEJASÀ SARVA VYÀDHINÀMÏ)
98_ Tát lị-phộc thiết lị lãm (SARVA ‘SARÌRAMÏ)
99_ Tát lị-phộc bạt du bát nại-la phệ tỳ-dược (SARVA BHAYA YPADRAVEBHYAHÏ)
100_ Tát lị-phộc dục đề tỳ-dươc (SARVA YUDDHEBHYAHÏ)
101_ Tát lị-phộc mê đề tỳ-dược (SARVA VYÀDHÌBHYAHÏ)
102_ Tát lị-phộc nột ngật-lị đế tỳ-dược (SARVA DUSÏKRÏTEBHYAHÏ)
103_ Tát lị-phộc ngật-lị đa ca khô nhĩ tỳ-dược, sa-phộc hạ (SARVA KRÏTYA KÀKHORDEBHYAHÏ SVÀHÀ)
104_ Tát lị-phộc vĩ thí tỳ-dược (SARVA VISÏEBHYAHÏ )
105_ Tát lị-phộc ca dã, tức đa, bế noa tỳ-dược thất tả (SARVA KÀRYA CITTA PIDÏEBHYAHÏ ‘SCA)
106_ Lạc xoa, lạc xoa, ma ma, sa-phộc hạ (RAKSÏA RAKSÏA MAMA SVÀHÀ)
Đà-la-ni này có uy lực lớn hay giáng cát tường, diệt tất cả tội, tăng vô lượng Phước, thường tự ủng hộ và hay làm lợi cho người khác, tất cả tùy tâm nhất nhất như ý. Đà-la-ni Vương này cũng có tên là Tùy Cầu hay cho chúng sinh Thiện lợi tối thượng. Có thể giáng phục A Tu La... nên Đức Phật dạy:
"Này A Nan ! Đà-la-ni này có uy lực rộng lớn, chẳng riêng giáng phục A Tu La Vương cho đến tất cả Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, Ca Lâu La, Khẩn Na La với Bộ Đa, Phệ Đa Noa…. Não loạn chúng sinh. Dùng uy lực của Đà-la-ni này ủng hộ nên chẳng thể gây hại.
Lại nữa hay trừ đói khát, bệnh tật, thuốc độc, chết yểu, nằm mộng chẳng lành, Quỷ ác gây kinh sợ.
Hoặc lại có người cầu tài bảo, hoặc cầu con. Trì tụng Đà-la-ni này đều được tùy ý, tài bảo vô lượng, quyến thuộc tăng ích.
A Nan ! Công Đức thù thắng của Đà-la-ni này. Nếu Ta nói đủ , cũng chẳng thể cùng tận”.
XXXXIX. Thập Nhị Đại Thần Tướng Chân Ngôn
Namo ratna-trayāya,namo kumbīra vajra mekhila anila sanila indala antala vapila mahura cīndala caudhula vimala. Namo, bhaiṣajya guru vaiḍūrya prabhā rājāya tathāgatāya tadyathā: oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajyasamudgate svāhā.
Phiên âm Phạn ngữ:
Na mô, rát na-tra dà da, na mô, kum bi ra, va di ra, mê khi la, a ni la, sa ni la, in đa la, an ta la, va pi la, ma hu ra, chin da la , châu đu la, vi ma la. Na mô, bai sa da, gu ru, vai đu da, pơ ra ba, ra dá da, ta tha ga ta da, ta đi da tha: ôm, bai sa dê, bai sa dê ,bai sa da, sa mút ga tê, soa ha.
Nếu có người trì tụng Đà-la-ni này, được thoát ly quá khứ nhiều kiếp sanh tử nghiệp, không đọa vào tam đồ khổ thú, dù ở bất cứ nơi nào cũng được an lạc, bệnh khổ tiêu trừ, tà ma không dám não hại, tâm an vui tự tai vô ngại.
12 Đại Tướng Dược Xoa, các vị ấy là:
- Cung Tỳ La Đại Tướng.
- Phạt Chiết La Đại Tướng.
- Mê Xí La Đại Tướng.
- An Để La Đại Tướng.
- Át Nễ La Đại Tướng.
- San Để La Đại Tướng.
- Nhân Đạt La Đại Tướng.
- Ba Di La Đại Tướng.
- Ma Hổ Ha Đại Tướng.
- Chân Đạt La Đại Tướng
- Chiêu Đỗ La Đại Tướng.
- Tỳ Yết La Đại Tướng.
Mười hai vị Đại Tướng này mỗi vị đều có bảy ngàn Dược Xoa làm quyến thuộc, thường ngày đêm âm thầm thủ hộ người tu trì Chân Ngôn này. Nếu có ai bệnh hoạn khổ ách, muốn cầu cho khỏi thì nên đọc Kinh Dược Sư và lấy chỉ ngũ sắc gút danh tự 12 vị Đại Tướng ở trên, khi đã được như lòng mong cầu thì mới mở gút ra.
L. Như Ý Bảo Luân Vương Chân Ngôn
Namo buddhāya. Namo dharmāya. namaḥ saṃghāya. Namo ratna-trayāya nama-āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahāsattvāya mahākāruṇikāya tadyathā: Oṃ cakra-varti cintā-maṇi mahā-padme ru ru tiṣṭha jvala-ākarṣāya hūṃ phaṭ svāhā. Oṃ padma cintā-maṇi mahā-jvala hūṃ .oṃ varada padme- hūṃ.
Phiên âm Phạn Chú:
Na mô-bút đa da. Na mô-đa ma da. Na ma-săng ga da. Na mô, rát na-tra dà da, na ma, a ri da, va lô ki tê, sờ va ra da, bô đi sát toa da, ma ha sát toa da, ma ha, kà lô ni kà da, tát đi da tha. Om, cha cờ ra-voa ti, chin ta-ma ni, ma ha pát mê, ru ru, ti si tha, di va la –a kà ra sà da, hùm, phát, soa ha. Om, pát ma, chin ta-ma ni, di va la, hùm. Om, va ra da pát mê –hùm.
Phật Thuyết Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà-la-ni Kinh ghi chép rằng: Như Ý Bảo Luân Vương Ðà-la-ni do Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thương tưởng chúng sanh, Ngài muốn cho chúng sanh mãn nguyện mong cầu, nên đã phát nguyện thuyết Ðà-la-ni này, thần lực Thần Chú vô biên, khiến hóa ra những món trân báu, bảo châu tuôn xuống như mưa, tùy theo tâm nguyện khẩn cầu của người trì niệm thần chú này mà kết thành. Đà-la-ni này, nguyên danh là Đại Liên Hoa Phong Kim Cang Như Ý Luân, nói rõ chúng sanh có ba chủng loại công đức (Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát). "Đại" ý nghĩa là chúng sanh vô cùng tận; "Liên Hoa" nghĩa bổn tánh thanh tịnh; "Phong" là bất động nghĩa; "Kim Cang" hiển hiện Bồ Đề Tâm kiên cố; "Như Ý Luân" như một xe tốt, vận chuyển tự tại vô ngại.
Đức Như Lai dạy: Nếu như có người nào, tu trì trai giới, nhất tâm tinh tấn tu niêm, có thể cầu phước báo hiện tiền, hóa giải hung tinh, hành việc không chọn ngày tốt xấu, mọi sự cầu nguyện đều như ý. Nếu phạm tứ trọng ngũ nghịch từng tội, nhất tâm cầu khẩn sám hối, y pháp trì niệm sẽ được thanh tịnh, huống chi cầu đảo giải các bịnh tật. Oai lực của Chú, trừ nạn vua, trộm cướp, oan gia, oan hồn, ác mộng, giặc giả, thú dữ, tai nạn, chuyên tâm thọ trì thần chú trên đây, thì bao nhiêu tai ương kia đều tiêu diệt hết. Đến lúc lâm chung (chết), người trì Chú ấy liền được thấy Phật A Di Ðà, tiếp dẫn về tây phương Cực Lạc.
Nếu có thiện nam tín nữ nào, y pháp thọ trì, vua chúa quan viên cung kính yêu thương, đi đến đâu mọi người tiếp đãi nồng hầu, thập phương Chư Phật thương yêu, kiếp sau không do bào thai hóa sanh mà do liên hoa hóa sanh, tướng hảo trang nghiêm, thường được Túc Mạng Trí.
Chân Ngôn này công đức và diệu lực không thế nghĩ bàn, muốn thọ trì đọc tụng, thì trước hết cần phải tu sửa thân tâm thanh tịnh, quy y nương về tất cả Chư Phật, tất cả Chánh Pháp cao quý, tất cả đại chúng Hiền Thánh Tăng.
Tiếp đó lại quy y nương theo đức Đại Bồ Tát Đại bi Quán Tự Tại, cũng quy y nương theo và hộ trì đức Thế Chủ cõi Ta-bà cho đến tất cả chư thiên Trì Minh…
Sau khi quy y nương về với tất cả Chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng như thế rồi mới có thể trì tụng Chú này.
Đát nễ giả tha: Đà ra đà ra đà ra đà ra đà ra đà ra đà ra, Địa ly địa ly địa ly địa ly địa ly địa ly địa ly, Độ rô độ rô độ rô độ rô độ rô độ rô độ rô, Tô rô tô rô tô rô tô rô tô rô tô rô tô rô, Ma ra ma ra ma ra ma ra ma ra ma ra ma ra ma ra, Mi li mi li mi li mi li mi li mi li mi li mi li, Mẫu rô mẫu rô mẫu rô mẫu rô mẫu rô mẫu rô mẫu rô mẫu rô, ủng hộ ư ngã cập nhất thiết chư chúng sanh, Hế lệ hế lệ hế lệ hế lệ hế lệ hế lệ hế lệ hế lệ hế lệ, Hộ rô hộ rô hộ rô hộ rô hộ rô hộ rô hộ rô hộ rô hộ rô, Kiết lệ kiết lệ kiết lệ kiết lệ kiết lệ kiết lệ kiết lệ kiết lệ kiết lệ, Mi lệ mi lệ mi lệ mi lệ mi lệ mi lệ mi lệ mi lệ mi lệ, Tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ tức lệ, Tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô tổ rô, Tát lị phạ bộ đa bác ra đế sử đặng ca rô mi Sa ha.
Đức Phật dạy:
Nếu như hết thảy những kẻ oán thù khởi tâm hung ác, cực kỳ độc hại, muốn làm các pháp xấu ác đối với hành giả và các chúng sanh khác, khiến cho khởi sinh các thứ bệnh tật, hoặc muốn che chuớng khiến cho mắt không thể thấy, tai không thể nghe, mũi không thể ngửi, miệng không thể nói, cho đến muốn trói buộc khống chế toàn thân. Những kẻ oán thù ấy, hoặc tự làm như vậy, hoặc sai khiến người khác làm, cho đến những kẻ thấy người khác làm điều ác hại như vậy liền vui mừng tán trợ, tất cả những điều xấu ác như vậy đều sẽ bị Chú này trừ diệt hết.
Đổ rô đổ rô đổ rô đổ rô Sa ha.
Tất cả các loài yêu tinh quỷ mị, quỷ Phệ-đa-nõa, quỷ Lốc xoáy… các loài quỷ thần như thế, nếu muốn khởi tâm xấu ác làm việc tổn hại gây điều bất lợi, liền bị uy lực của Chú này đẩy lùi, tránh xa hành giả, tứ tán khắp bốn phương.
Tả ra tả ra Sa hạ, Ma ra ma ra Sa hạ, Mi li mi li Sa hạ, Độ rô độ rô Sa hạ.
Tất cả các hạng người hoặc chẳng phải người, nếu khởi tâm xấu ác muốn khống chế giam cầm hành giả và các chúng sanh khác, khiến cho bị cuồng loạn hoặc si mê, ví như đã làm hoặc sắp làm như thế, đều sẽ bị Chú này giải trừ.
Nể lệ nể lệ, Kế thế, Sa hạ, Bế đế bế đa, Kế thế, Sa hạ, Lộ hế đế lộ hế đa, Kế thế, Sa hạ A phạ nại đế a phạ nại đa, Kế thế, Sa hạ, Thấp phệ đế thấp phệ đa phạ bà đát ra, Đà ra ni duệ, Sa hạ.
Nếu như bị sự đe dọa làm cho khiếp sợ bởi vua chúa, bởi giặc cướp, bởi những nạn nước trôi, lửa cháy, bởi các loài quỷ như Nã-cát-nhĩ, Tỳ-xá-già, Cung-bạn-nã, Yết-tra, Đan-nẵng, quỷ Hớp bóng… hết thảy những khiếp sợ kinh hãi bởi các loài quỷ thần xấu ác như thế, dù gặp phải trên đường đi hoặc giữa nơi đồng trống, trì tụng Chú này thì đi lại ngày đêm đều được an ổn, lại cũng khiến cho những kẻ oán thù khi gặp mặt nghe tiếng đều được giải trừ oán hận, trở thành như thân bằng quyến thuộc hoan hỉ gặp nhau.
Đát nễ dã tha: Hộ rô hộ rô Ni kiết ni kiết Lí ni kiết lí ni Sa hạ.
Tất cả các pháp tà ác đều bị dứt trừ, phá hoại, hoặc tự bốc cháy hóa thành như tro tàn, hoặc tự làm thương tổn, hoặc tự mê loạn; các pháp trù ếm đều bị sụp đổ, hoặc biến mất không thấy nữa; nếu có kẻ ở giữa hư không làm phép xấu ác liền tự nhiên rơi xuống, hoặc có văn tự cũng gặp chướng ngại không thực hiện được. Cõi Diêm Ma vương cũng bị chấn động sợ hãi.
Đát nễ dã tha: Ta tra ta tra Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra Độ rô độ rô Mẫu rô mẫu rô Sa hạ.
Nếu có Ma vương hoặc dân Ma cùng hướng tâm xấu ác đến hành giả, hoặc có chư thiên cõi trời Tự Tại, hoặc loài Dạ Xoa, nữ Dạ Xoa… cho đến các loài uống máu, ăn thịt, hút mỡ người, rút lấy tinh khí hoặc ăn đàm dãi… muốn trói buộc khống chế hành giả, nhờ uy lực của Chú này liền được giải thoát; cho đến con trai, con gái lúc thọ thai, ở trong bào thai, cho đến lúc mới sanh ra cũng đều được an ổn.
A Nan! Tôn Thắng Đại Minh Vương này là Mẹ của thế gian, tất cả chúng sanh đều là con cái của Minh Vương.
A Nan! Nếu có kẻ nam người nữ lòng lành, được nghe danh hiệu Tôn Thắng Đại Minh này rồi thường thọ trì đọc tụng, thì những tội lỗi nghiệp chướng của người đó từ vô thủy đến nay thảy đều được dứt hết, hết thảy những việc tốt lành đều được tăng trưởng, được thấy vậy rồi sinh lòng vui mừng, hết thảy việc làm đều thành tựu.
Lại nữa, nếu có kẻ nam người nữ lòng lành, mang danh hiệu Minh Vương này viết lên giấy, lụa rồi dùng quấn trên đỉnh đầu hoặc đeo nơi tay, thường mang theo bên người, hết thảy những việc chẳng lành liền được tránh xa, trong giấc mộng cũng không thấy những cảnh xấu ác, lại không bị những nạn nước trôi, lửa cháy, cho đến tất cả các việc xấu ác đều không thể làm cho tổn hại.
Lại nữa, nếu dùng tay vốc nước rồi trì tụng chú Minh Vương này vào, sau đó vuốt nước ấy lên mũi thì nghiệp xấu đời trước của thân cũng được trừ diệt, lại tăng trưởng những điều khéo léo tốt lành, thường được an vui.
Đối với hết thảy các loại bùa chú tà vạy trù ếm gây tổn hại bất lợi, có thể dùng chú Minh Vương này trì tụng vào nước sạch, vào sợi chỉ hoặc hạt cải rồi dùng để giải trừ khiến cho tự tiêu tan, lùi mất.
A-nan! Trước đây ta có bảo ông rằng chú Đại Minh Vương này đã được tất cả các Đức Như Lai Thất-câu-chi trong quá khứ giảng nói. Nay ta lại vì các chúng sanh không có phước đức trong đời vị lai, bị đủ các loài quỷ ác nhiễu loạn não hại khiến cho không được an ổn, nên mới tuyên thuyết chú Đại Minh Vương này. Ông nên khéo nhận lãnh giữ gìn, lưu truyền đến tương lai không để dứt mất, để làm chỗ nương tựa cho chúng sinh".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét