Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

                               NHẬP BỒ TÁT HẠNH

                      -------------------------ೋ•--------------------------

(Đoạn pháp thoại này được Sư Phụ Long Viễn khai thị cho một số hành giả tu Đại Thừa đến tham vấn, con Hồng Tuyến kính xin lược ghi lại)

...

Hỏi: Kính bạch thầy: Thế nào là Bồ Tát hạnh?

Đáp: Bồ Tát hạnh tức là diệu hạnh của Bồ Tát hướng đến thủ chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Hỏi: Các đại Bồ Tát phải thực hành hạnh Bồ Tát ở đâu?

Đáp: Ngay nơi ngũ thủ uẩn này, tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Bồ Tát chiếu kiến với trí tuệ ngũ thủ uẩn vốn là Không, cũng Không luôn cái Không quán ấy, Không quán đã Không rồi xoay lại cái Không của Không cũng Không, còn Không tức chẳng phải Không, nên cũng Không luôn cái Không ấy, đến chỗ xa lìa hết thảy tư duy, bặt dứt ngôn ngữ chỉ còn lại một bầu giác tánh trạm nhiên bất động, liền nhập vào Đệ Nhất Nghĩa Không, thắng giải cùng cực các pháp, thâm nhập biển chân như thực tướng một cách chân thật. Đó là Bồ Tát thực hành hạnh Bồ Tát.

Lại nữa: Theo Kinh Đại Bát Nhã nói:

Phải hành Bồ Tát hạnh nơi nhãn xứ cho đến ý xứ Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi sắc xứ thọ đến pháp  xứ Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi  nhãn giới cho đến ý giới Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi sắc giới cho đến pháp giới Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi nhãn thức giới cho đến ý thức giới Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi nhãn xúc cho đến ý xúc Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi địa giới cho đến thức giới Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi nhân duyên cho đến tăng thượng duyên Không. Phải hành Bồ Tát hạnh nơi vô minh cho đến lão tử Không."

Đúng lý mà nói thì Bồ Tát thực hành hạnh Bồ Tát khi đã chiếu kiến ngũ uẩn là Không rồi thì ai tạo tác? Ai thọ báo? Ai sở hành? Ai quán tri? Bồ Tát từng bước chánh quán mà thấy được Nhân Không và Pháp Không, ngộ và bước vào từng phần Pháp Thân của Phật. Cho nên khi liễu ngộ ngũ uẩn đều Không rồi thì nhãn xứ cho đến ý xứ cũng đều Không, cho đến sắc xứ cho đến pháp xứ cũng đều Không... cho đến nhân duyên- tăng thượng duyên cũng đều Không. Đã Không nơi cái Không, vì biết được Đệ Nhất Nghĩa Không, thì liền bước vào Tam Giải Thoát Môn: Không Giải Thoát Môn, Vô Tướng Giải Thoát Môn, Vô Tác Giải Thoát Môn mà vận hành Đại Tâm biến khắp mười phương, độ sanh không thể cùng tận, lực dụng không thể cùng tận, trí tuệ không thể cùng tận, phương tiện không thể cùng tận. Bồ Tát có thể phá diệt lưới ma, đoạn dòng khát ái, vượt thoát bộc lưu, xuất ấm giới ngục. Khi bản giác trạm nhiên hiển lộ rõ ràng rồi thì ngay nơi vô minh thực tánh tức Phật tánh, ngay nơi lão tử mà nhập vào dòng bất tử. Tại sao? Vì Bồ Tát đã thành tựu đại Tổng Trì Môn vậy.

Hỏi: Thế nào là Bồ Tát thành tựu đại Tổng Trì Môn?

Đáp: Khi các căn trong sáng thì trần cảnh cũng trong sáng, khi trần cảnh trong sáng thì tất cả pháp đều trong sáng, khi tất cả các pháp đều trong sáng nên Mười Lực, Bốn Vô Uý, Bốn Vô Ngại Trí, Mười Tám Bất Cọng Pháp, Bảy Bồ Đề Phần, cho đến tám mươi bốn ngàn Tổng Trì Môn đều trong sáng cả. Đó là Bồ Tát chứng được đại Viên Giác của Như Lai, cũng gọi là Bồ Tát thâm chứng nhất thiết đại Tổng Trì Môn. 

Tuy nhiên, ông phải biết Bồ Tát muốn thâm nhập kho tạng bí mật của Như Lai mà thâm chứng nhất thiết Môn Tổng Trì thì Bồ Tát phải ứng dụng tu tập đúng với trí tuệ, Bồ Tát phải biết nương tựa vào các pháp này mà tu, mà hành Bồ Tát đạo như người muốn qua sông phải nương thuyền bè... không thể không nương tựa, không hành thâm mà nhập vào biển Viên Giác được. Đó là các pháp gì mà Bồ Tát phải nương tựa, tu tập khi hành Bồ Tát đạo? Như Kinh Đại Bát Nhã nói:

- Phải nương tựa vào Lục Độ tức là Bồ Thí Ba La Mật cho đến Bát Nhã Ba La Mật.

- Phải nương vào pháp nội Không cho đến pháp vô tự tính Không. 

- Phải nương vào chân như cho đến cảnh giới bất tư nghì để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Tứ Thánh Đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo Thánh Đế. 

- Phải nương vào Bốn Niệm Trụ cho đến Tám Chi Thánh Đạo. 

- Phải nương vào Bốn Tịnh Lự để hành Bồ Tát hạnh.

- Phải nương vào Bốn Vô Lượng để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Bốn Định Vô Sắc để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Tám Giải Thoát để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Tám Thắng Xứ để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Chín Thứ Đệ Định để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Mười Biến Xứ để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Ba Giải Thoát để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Thập Địa để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào tất cả pháp môn Đà-la-ni để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào tất cả pháp môn Tam-ma-địa để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Ngũ Nhãn để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Lục Thông để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Mười Lực Như Lai để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào Tứ Vô Uý để hành Bồ Tát hạnh.

- Phải nương vào đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xã để hành Bồ Tát hạnh.

 - Phải nương vào Mười Tám Pháp Bất Cọng Trụ để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả để hành Bồ Tát hạnh.

 - Phải nương vào Nhất Thiết Trí, Trí Đạo Tướng, Trí Nhất Thiết Tướng để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào việc trang nghiêm cõi Phật để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào việc thành thục hữu tình để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào việc phát sanh văn tự Đà-la-ni để hành Bồ Tát hạnh.

- Phải nương vào việc ngộ nhập văn tự Đà-la-ni để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào việc ngộ nhập không văn tự Đà-la-ni để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào việc làm phát sanh biện tài vô ngại để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào cảnh giới Hữu Vi để hành Bồ Tát hạnh. 

- Phải nương vào cảnh giới Vô Vi để hành Bồ Tát hạnh.

Khi Bồ Tát tu hành Bồ Tát đạo không phân biệt các tướng: nhị biên, nhị nguyên... cũng không phá hoại các tướng, có nhiều người không rõ không biết thế nào là tu hạnh Bồ Tát, chỉ căn cứ vào thức tình điên đảo với một số kiến thức về Đại Thừa rồi mở miệng như Thánh nhưng sở hành thì đúng là vô văn phàm phu, mở miệng dạy người đã tu hạnh Bồ Tát thì không trụ, không chấp vào những sở hành của mình... nhưng hỏi lại diệu hành chân thật của Bồ Tát thì họ hoàn toàn không biết gì, diệu hạnh không biết thì chánh trí như lý đối với thật tướng các pháp làm sao biết? Chánh trí không sanh thì cảnh giới Viên Giác Như Lai làm sao thể nhập và viên chứng? Hỏi đến thì tung hoả mù bằng cái kiến thức tánh Không, nhưng lại không có phần thể nhập vào Không tánh. Không tánh đã không hội được thì kiến thức đó lấy gì làm chỗ sở y? Họ chỉ dối gạt được những người các căn ám độn, chưa từng biết gì về Bồ Tát hạnh. Những người này tự phá pháp tướng, khi thân hoại mạng chung đoạ vào địa ngục không kịp trở tay, khi thọ báo địa ngục xong lại triển chuyển vào súc sanh đạo phải làm trâu, làm bò, làm chồn vô lượng kiếp như Kinh Giải Thâm Mật đã từng nói. Tôi chân thành khuyến thỉnh các vị nếu chưa thật chứng ngộ lý Không, chưa thật sự liễu ngộ được Giác Tánh, chưa thâm nhập kho tàng Viên Giác của Như Lai, chưa thật sự tách rời ngôn ngữ với cái biết rất Thánh siêu việt tầm tư... thì đừng tự phá pháp tướng mà đoạ lạc đời đời! 

Nếu Bồ Tát tu Bồ Tát hạnh, thực hành đúng như những gì tôi lược nói ở trên thì mau chóng vào biển trí giác không tịch của Như Lai, mau chứng quả Vô Thượng Bồ Đề. 

...



Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

 


      ___HUỆ KIẾM

 

Lâm phong nguyệt chiếu lộ tĩnh cầm

Ngự vân thoát kiếm sát sắc không

Sắc không không sắc tâm vô đắc

Huệ kiếm lưu tinh hoạ càn khôn.

                    ೋ- Thích Long Viễn-ೋ

      

      慧 

月  風 林    

     

  流 星   

                    __۞釋   ۞__


 Dịch nghĩa:

          ____THANH KIẾM TRÍ TUỆ

Ánh trăng chiếu vào rừng gió trong sương đêm làm cho tiếng đàn tĩnh lặng

Ta cỡi mây tuốt kiếm giết chết tất cả sắckhông

Sắc tức là không, Không tức là sắc, tâm quy về vô sở đắc

Thanh kiếm trí huệ trong tay như sao bay, ta vẽ ra cả càn khôn.


Dịch thơ:

             ____KIẾM TRÍ TUỆ

Nguyệt chiếu rừng phong bóng nguyệt rơi

Hoà quang đàn tiếng biến tịnh soi

Cỡi mây tuốt kiếm phăng tình dứt

Chém nát sắc- không, phá cung trời.

Sắc tức là không?

Không tức sắc?

Tâm lặng như nhiên vô sở đắc!

Kiếm huệ tung hoành như sao bay

Càn khôn ta hoạ …

Anh có hay?

                             ೋ- Thích Long Viễn-ೋ






Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023


 __Lệ Bi Tâm

Hàn băng lệ điểm giang tình thuỷ

Bi thán nhân sinh cánh hồi đầu

Du du mộng lạc trùng vân toả

Phong xuy thiên thượng sử nhân sầu.

                           __۞ Thích Long Viễn ۞__


        泪 悲 

寒 冰 泪 點 江 情 水
悲 叹 人 生  竟 回 頭
悠 悠 夢 落 重 云 鎖
風 吹 天 上 使 人  愁 

           __۞  釋   遠 ۞__


Dịch nghĩa:

__Giọt Lệ Bi Tâm

Giọt lệ lạnh như băng tuyết rơi xuống thành nước một dòng sông tình
Buồn thương thế gian sao chẳng thể quay đầu?
Giấc mộng nối nhau liên hồi bị phủ kín bởi những áng mây trùng trùng bất tận 
Gió thổi trời cao khiến người vẩn mối sầu vạn cổ. 

Dịch thơ:

__Giọt Lệ Bi Tâm

Lệ tình băng hoá lòng ta
Rơi thành biển mặn- ái hà thiên thu
Hỡi ôi! Nhân thế phù du
Tình trong ma ảnh bao giờ thoát đây?
Mây mù bốn phía bủa vây
Mộng trùng thêm mộng- nối ngày tử sanh
Mê- ngộ: Sợi chỉ mong manh
Trời cao gió thổi: Lạnh lòng sầu buông...! 

                                              __۞ Thích Long Viễn ۞__