Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

__ക__ NGỘ BỔN TÂM__ക__
-----------ങ-----------
Tự tâm nếu một phen tỏ ngộ liền đến quả vị Phật. Nếu lạc mất tự tâm tạo nhân mê hoặc tức phải chịu cái quả huyễn hóa. Một niệm phóng đi là tác thành nghiệp báo, tác thành nhân quả triển chuyển sanh diệt trong ba cõi sáu đường(*), thống khổ vô cùng, ai bi cực độ. Nên Ngài Lai Quả đã thống thiết chí thành trăm lạy khẩn xin chư Đại Đức hãy cứu giúp Tâm này:
“Tâm tại sao nói cứu? Kỳ thật là do sự ứng dụng hằng ngày của chúng ta chỉ biết có thân, không biết có Tâm. Xưa nay chỉ biết nói Tâm tức là thân, thân tức là Tâm, mê lầm cho thân Tâm là một thể, mà chẳng biết có vọng tâm, có chơn tâm cho nên bất cứ lúc nào, nơi nào cũng hết lòng tận sức xúi giục cái tâm ngu si này, lo cho cái thân này được thể diện, được cao sang, được vừa lòng. Cứ cho cái thân đây cũng là ta (Tâm), đó cũng là ta, mà chẳng biết đã cho cái Tâm Phật của ta ẩn giấu trong tạng phủ của cái thân này.”
         Tâm có chân tâm và vọng tâm. Chân tâm ứng hợp với bản thể. Vọng tâm trái chướng với thể chân như. Nguyên vì, vọng trần dấy khởi, sóng ái lao xao, nên Tứ trí không sanh(**), Thập thân bất hiện(***), thể vọng bất phân, mê lầm chân ngã, thường bị vật vô tình nhiếp mất tự do, nào hay nào biết trong cái đẫy da hôi thối này có cái bất sanh bất diệt...

(Trích Đại Giác Tánh Luận, Lương Sơn Long Viễn biên soạn) 





Ghi Chú: 
(*) Ba cõi sáu đường: Còn gọi là Ba giới, sáu đường luân hồi (tam giớilục đạo luân hồi)
Ba giới là Dục giớiSắc giới, và Vô sắc giớiSáu đường luân hồi là sáu loài chúng sinh thọ sanh trong luân hồi
1) Chư thiên
2) Loài người
3) Loài a-tu-la, 
4) Loài ngạ quỷ
5) Loài thú vật
6) Loài đọa địa ngục.
 Sáu loài chúng sanh đều nằm trong ba giới,Cụ thể như sau:
1. Dục giới  
(World of Sense-Desires, Kama Loka)
11. Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā) 
10. Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā)

09. Đâu-suất thiên (Contented devas; Tusitā devā) 
08. Dạ-ma thiên (Yama devas; Yāmā devā) 
07. Đao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods; Tāvatiṁsa devā) 
06. Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā) 
05.Loài người (Human beings; Manussā) 
04. Loài a-tu-la (Titans; Asurā) 
03. Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts; Petā) 
02. Loài thú vật (Animals; Tiracchānā) 
01. Loài đọa địa ngục (Hells; Nirayā) 
 2. Sắc giới  
(World of Form, Rūpa Loka)
A1. Sơ thiền
14. Đại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā) 
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā) 
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)
A2. Nhị thiền
17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā) 
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā) 
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)
A3. Tam thiền
20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā) 
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā) 
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)
 A4. Tứ thiền
27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā) 
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā) 
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas); Sudassā devā) 
24. Thanh tịnh thiên (Untroubled devas; Atappā devā) 
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā) 
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā) 
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)

3. Vô sắc giới  
(Formless World, Arūpa Loka)
31. Phi tưởngphi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception;Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā) 
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā) 
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā) 
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)
(**) Tứ Trí: 
1-Thành Sở Tác Trí (tức Ngũ Thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân chuyển thành Trí).
2- Diệu Quán Sát Trí (tức là thức thứ sáu: Ý Thức chuyển thành Trí).
3-Bình Đẳng Tánh Trí (tức là thức thứ bảy: Mạt Na Thức chuyển thành Trí).
4-Đại Viên Cảnh Trí (tức là thức thứ tám: A-Lại-Da Thức chuyển thành Trí).
(***) Thập Thân:

Theo Kinh diễn thuyết Thập Thân như sau:
1. Bồ đề thân: 
Trí nhập tam thế, tất giai bình đẳng (ý nghiệp). Kỳ thân sung mãn nhất thiết thế gian (thân nghiệp). Kỳ âm phổ thuận thập phương quốc độ (ngữ nghiệp). Ví như hư không cụ hàm chúng tượng, ư chư cảnh giới vô sở phân biệt. Hựu như hư không phổ biến nhất thiết, ư chư quốc độ bình đẳng tuỳ nhập.
Dịch ý là: Trí huệ của Phật thấu hiểu hết mọi chuyện trong ba đời một cách toàn diện và bình đẳng (đó là ý nghiệp). Thân của ngài hiện ra khắp mọi nơi trong thế gian (đó là thân nghiệp). Tiếng nói của ngài vào hết khắp mọi quốc độ trong mười phương (đó là khẩu nghiệp). Bồ đề thân thì cũng như hư không chứa đựng vạn tượng nhưng không hề phân biệt những cảnh tượng ấy. Bồ đề thân lại cũng giống như hư không phổ biến mọi nơi, nơi nào có quốc độ thì nơi đó nó nhập vào.  
2. Oai thế thân: 
Thân hằng biến tọa nhất thiết đạo tràng, bồ tát chúng trung oai quang hách dịch, như nhật luân xuất chiếu minh thế giới.
Dịch ý là: Oai thế thân của Phật thường biến ra đến khắp tất cả đạo tràng. Trong tất cả đại chúng bồ tát, thân của Phật phóng ra hào quang sáng lạn, giống như mặt trời xuất hiện rọi sáng thế giới.
3.Phước đức thân:  
Tam thế sở hành chúng phước đại hải tất dĩ viên mãn.
Dịch ý là: Biển phước rộng lớn mà Phật đã làm trong ba đời thì hoàn toàn viên mãn.
4.Tuỳ ý thọ sinh thân: 
Nhi hằng thị sinh chư Phật quốc độ.
Dịch ý là: Tuy đã viên mãn sự tu hành, nhưng đức Phật vẫn thường luôn thị hiện sinh vào các cõi nước của chư Phật.
5Tướng hảo trang nghiêm thân: 
Vô biên sắc tướng viên mãn quang minh  biến châu pháp giới, đẳng vô sai biệt.
Dịch ý là: Thân của Phật có nhiều vô số hình sắc tướng trạng, vô số quang minh viên mãn. Những thân ấy biến ra khắp pháp giới. Những thân này, sắc tướng đều trang nghiêm đẹp như nhau, không hề có sai khác.
6. Nguyện thân: 
Diễn nhất thiết pháp như bố đại vân
Dịch ý là: Ðức Phật hiện thân diễn thuyết hết thảy mọi pháp môn. (Sự diễn thuyết của ngài thâm sâu, thấu triệt và bao trùm hết mọi khía cạnh của chân lý, cũng giống như) mây lớn giăng kín bầu trời.
7. Hóa thân: 
Nhất nhất mao đoan tất năng dung thọ nhất thiết thế giới, nhi vô chướng ngại. Các hiện vô lượng thần thông chi lực, giáo hóa điều phục nhất thiết chúng sinh.
Dịch ý là: Mỗi sợi lông của Phật có thể chứa đựng toàn bộ tất cả thế giới mà không hề có chướng ngại gì. Trong mỗi thế giới ấy, Phật lại hiện ra vô lượng sức mạnh thần thông để giáo dục và cảm hóa tất cả chúng sinh
8. Pháp thân: 
Thân biến thập phương nhi vô lai vãng.

Dịch ý là: Thân Phật tuy hiện ra khắp mọi nơi nhưng thân ngài không hề di động , không tới cũng không đi.
9. Trí thân: 
Trí nhập chư tướng liễu pháp không tịch.
Dịch ý là: Trí huệ của Phật thấu suốt mọi hiện tượng, ngài biết rõ rằng mọi thứ đều là không, đều vắng lặng.
10.Lực trì thân:   
Tam thế chư Phật sở hữu thần biến, ư quang minh trung mỹ bất hàm đổ. Nhất thiết Phật độ bất tư nghì kiếp sở hữu trang nghiêm, tất linh hiển hiện.
Dịch ý là: Quang minh của Phật có thể khiến chúng ta thấy hết mọi hoạt động thần biến của tất cả chư Phật. Ngài cũng có thể làm hiển hiện cho ta thấy vô số vô lượng những thứ trang nghiêm trong những kiếp số nhiều không thể tưởng tượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét