Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Lời Vàng Thầy Dạy:

                 TRIỆT CHỨNG PHÁP TỐI THƯỢNG NHẤT 

Một hôm khi bóng mặt trời chênh chếch sắp lặn về Tây, những ánh dương vàng bay trong không trung xuyên qua những đám mây tạo thành những hào quang ngũ sắc tuyệt đẹp. Phải chăng những vầng thái dương kia đang cố gắng phủ mình lên sinh linh vạn loại thổi vào đó sự sống với nhiệt huyết không gì so sánh? Hay nó đang cố gắng vươn mình lên bám vào không gian để lắng nghe diệu Pháp mà Sư Phụ Long Viễn sắp tuyên lưu?
...
Có hai Sư Cô trẻ sau khi chào đón hỏi thăm Sư Phụ đúng như Pháp rồi, hai Cô quỳ gối chắp tay ngang ngực cung kính chiêm ngưỡng Thầy, sau đó một Sư Cô bạch hỏi:

Kính bạch Sư Phụ! Nguyện xin Sư Phụ khai thị cho chúng con biết Pháp nào tối vi diệu có thể nhiếp tất cả thiện Pháp, chứng Pháp này là có thể chứng ngộ Niết Bàn, được không ạ?

Sư Phụ đáp:

- Có thể được, hai cô hãy lắng nghe, suy nghĩ và khéo tác ý, tôi sẽ ước lược tỏ bày. Có một Pháp tối thượng bậc nhất, nó có thể nhiếp thọ tất cả các thiện Pháp đó là Bốn Thánh Đế. Cô nên biết nếu có vô lượng thiện Pháp, thì tất cả các thiện Pháp ấy đều thu nhiếp vào Bốn Thánh Đế, đi vào trong Bốn Thánh Đế. Cũng như trong muôn loài thú vật, dấu chân voi là bậc nhất. Vì sao thế? Vì dấu chân voi rất là to lớn, không dấu chân nào vượt qua. Cũng vậy, Bốn Thánh Đế có thể nhiếp thọ vô lượng thiện Pháp, tất cả thiện Pháp đều thu nhiếp vào Bốn Thánh Đế. Những gì là Bốn? Đó là Khổ Thánh Đế, Khổ Tập, Khổ Diệt và Khổ Diệt Đạo Thánh Đế. 

Thế nào là Khổ Thánh Đế? Đó là sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, oán ghét mà tụ hội là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ, nói tóm lại năm thủ uẩn là khổ. Nói thế là vì lẽ gì? Đó là sắc thủ uẩn, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn.

Thế nào là Khổ Tập Thánh Đế? Tức là ái tập thì khổ tập. Nghĩa là chúng sanh thật có sáu xứ tham ái bên trong: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý xứ, còn gọi là ái nội lục xứ. Trong đó nếu có ái, có cấu bẩn, có ô nhiễm, có đắm trước, chính tham ái này đưa đến tái sanh câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia, tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái; đó là Tập. Nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó là ái tập Khổ Tập Thánh Đế.

Thế nào là Khổ Diệt Thánh Đế? Nghĩa là chúng sanh thực có sáu xứ tham ái bên trong: mắt, tai. mũi, lưỡi, thân, ý xứ. Chúng sanh ấy giải thoát, không nhiễm, không đắm trước, đoạn bỏ hoàn toàn, vô dục, diệt tận, tịch tĩnh; biết Pháp như vậy, thấy như vậy, hiểu như vậy, nhận định như vậy và tri giác như vậy, đó gọi là ái diệt Khổ Diệt Thánh Đế.

Thế nào là Khổ Diệt Đạo Thánh Đế? Đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Khổ Diệt Đạo Thánh Đế là chắc thật không hư dối, không xa rời sự thật, cũng không phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc chắn. Những gì đúng với sự thật chắc chắn như vậy, là sở hữu của Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, là sự giác ngộ chân chánh của bậc Thánh. Do đó nói Khổ Diệt Đạo Thánh Đế là vậy! 

Cho nên các Cô phải biết như thế, phải thấy như thế, phải tuệ tri như thế, thắng triệt như thế, phải liễu tri như thế thời yểm ly, ly tham, đoạn dục, ái diệt giải thoát, giải thoát rồi liền biết giải thoát, biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa."

Đó gọi là thấy duyên khởi tức thấy Pháp, mà thấy Pháp tức thấy duyên khởi, thấy duyên khởi và thấy Pháp cũng tức là thấy Như Lai vậy!

Hai Sư Cô rất chăm chú lắng lòng nghe, không biết hai Sư Cô đã ngộ và thắng triệt nội chứng tịnh chỉ chưa mà sao khuôn mặt hai cô sáng ngời Pháp lạc, đôi mắt long lanh ần ận nước, phải chăng hai Cô đang rất xúc động vì diệu Pháp đã thấm nhuần và tẩm ướt toàn thân và toàn tâm chăng? Sau một hồi im lặng vì đang tắm mình trong vị ngọt xuất thế của diệu Pháp, hai Sư Cô đứng lên đảnh lễ Sư Phụ rồi quỳ xuống, giọng nghẹn ngào, cung kính thưa:

- Kính bạch Sư Phụ dù chúng con đã từng nghe giảng về Tứ Thánh Đế, nhưng vắn tắt và viên mãn với các chi tiết thì hôm nay chúng con mới được nghe, thật là một nhân duyên thù thắng, chúng con không biết nói gì hơn, vì từng câu từng lời Sư Phụ nói như thắm sâu vào tận nguồn tâm của chúng con, như một người khát chợt gặp dòng nước mát, như một người bần cùng gặp được châu báu vô giá. Chúng con rất xúc động, nguyện sẽ chứng minh sự thâm nhập diệu Pháp này với sở hành đúng như Pháp để dâng cúng nó lên Sư Phụ! Nguyện xin Sư Phụ từ bi hứa khả và gia trì cho chúng con ạ! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
Riêng đệ tử chúng tôi dù đã nghe, đã biết căn bản về Tứ Thánh Đế mà sao mỗi lần nghe Sư Phụ dạy tâm tôi dường như thâm nhập hơn và tuệ tri với chánh kiến minh đạt, thân tâm tịch tĩnh, an lạc đến lạ lùng như luôn được tắm mình trong biển cam lồ vậy! 



Lời Vàng Thầy Dạy:

CHỨNG NGỘ VI DIỆU PHÁP
Hôm ấy khi mặt trời vừa xế bóng, ánh dương vàng sải mình tỏa chiếu trên những rừng thông xanh, vi vu…vi vu… tiếng gió thổi ngọt lành hòa với tiếng chim muôn, tiếng gà gáy, tiếng suối reo… phải chăng đây là một bản diệu âm hợp tấu Hải Ấn Đốn Viên, như đưa lòng người thể nhập pháp giới duyên sinh trùng trùng vô tận trong tiết trời Đà Lạt.
 Khi ấy Sư Phụ Long Viễn cũng vừa tọa thiền xong, Ngài nhẹ  cất 
bước ra khỏi tịnh thất thì thấy một vị khách đang ngồi đợi sẵn chỗ bàn tiếp khách, sau khi chào đón hỏi thăm xong, vị khách kia lên giọng cất tiếng hỏi:
 -Kính bạch Thầy: Nếu con người tạo nghiệp như thế nào phải lãnh th nghiệp ấy như thế, đó là Chánh Kiến về Diệu Pháp mà Thế Tôn đã tuyên thuyết phải không?
Sư Phụ vẫn ngồi kiết già đnh tâm, đôi mắt Ngài nhìn vị Khách kia với lòng đầy bi mẫn, rồi nhẹ ging đáp:
-Điều anh hỏi đó không phải Chánh Kiến về Diệu Pháp đã đưc Đức Điều Ng tuyên thuyết!
Vị khách rất đỗi kinh ngạc, dường như tất cả những gì anh ta hc đã bị phá vỡ chăng? Anh ta cười nhép một cái, đôi mắt liếc nhẹ qua Sư Phụ, anh ta đang nghĩ gì? Mà t nhiên li lớn ging hùng biện:
-Vậy thì con người to nghiệp ai lãnh thọ nghip ấy? Nếu đã to nghip mà không có người lãnh th, không phải phi nhân quả ư? Nhưng Đức Phật đã từng khẳng định: Đo Phật là đo nhân quả, kia mà? Hay là Thầy không đủ trí tu , không có kinh nghiệm thiền chứng để liễu tri về nhân quả? Tôi thật thất vọng khi tìm đến đây!
-Tại sao anh lại thất vng?_ Sư  Phụ hỏi
-Vì tôi nghe đồn Thầy là hóa thân của Tôn Giả Đại Mc Kiền Liên, v thần thông đệ nhất trong hàng Thánh Tăng của Đức Phật ngày xưa!_ Anh ta đáp.
Sư Phụ nh cười, nụ cười rất từ ái, Ngài nói với giọng ôn tồn:
-Anh không nghe Đức Phật đã dạy: “ Chớ có tin vì nghe người ta đồn, chớ có tin vì đánh giá hời ht những dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với đnh kiến của mình...” sao! Tôi chưa từng nói mình là hóa thân  của ai cả, tôi là tôi nhưng không có cái “tôi là”! Như anh nói ở trên: “Đạo Phật là đạo nhân quả” điều đó không sai. Muốn liễu tri như tht về nhân quả thì đến quả vị A La Hán mới  có thể liễu tri toàn triệt được. Tôi cũng không nói mình có thể thấy được đường đi của nhân quả với tu giác vô lậu hoàn toàn. Tuy nhiên, như một người nắm được bản đồ đi từ vị trí A đến vị trí B, v này cũng được những bậc Thầy khả kính truyền dạy về cách đọc bản đồ, thế thì người ấy có thể đi đến địa điểm B đúng như ý không?
Vị khách kia, có vẻ trầm ngâm đôi chút rồi lên tiếng đáp:
-Có thể được!
Sư Phụ bỗng nhiên nghiêm ngh lạ thường, Ngài nghiêm sắc mặt nhìn anh ta, rồi cất tiếng như Sư Tử rống đánh vào tâm thức của v khách đang ngồi đối diện:
-Trong tâm anh chất chứa s nghiệp gì? Anh có thật s đến đây cầu Pháp không? Hay anh đến cầu ngã kiến, ngã mạn, ngã tùy miên, ngã lun thủ? Nếu anh không buông xuống những tình chấp ấy, thì tôi với anh dù có gp nhau cũng vô duyên với nhau, thế thì tội gì mà phải làm phiền lụy cho nhau? Anh không xứng đáng để nghe Vi Diệu Pháp của Như Lai. Anh cứ tùy nghi mà đi, ở đây tôi không miễn cưỡng!
Anh ta có vẻ hối hận, liền rời ghế bước xuống đất, quỳ ngay ngắn, chỉnh sửa lại y phc và chấp tay nhẹ ging tôn kính bch:
-Xin Thầy từ bi chỉ dy, con xin sám hối ý niệm chấp thủ Pháp của mình! Kính mong Thầy hoan hỷ bỏ qua cho, khi nghe lời Thầy dy con sẽ y Pháp hành trì và từ nay không dám kiêu căng ngã mạn nữa!
- Vậy anh hãy lắng nghe, suy nghĩ, khéo tác ý và ghi vào tâm, tôi sẽ vì anh ước lược tỏ bày, như Đức Phật dạy: “Nếu con người tạo nghiệp như thế nào, nó lãnh thọ nghiệp ấy như thế; như vậy không có sự thực hành phạm hạnh, không có thể diệt tận khổ. Nếu nói như vầy: Nếu con người tạo nghiệp như thế nào, nó lãnh thọ quả báo của nó như thế; như vậy có sự tu hành phạm hạnh, có được diệt tận khổ”. Còn không quá rõ ràng ư? Cho nên: Con người chính là chủ nhân của nghiệp, chứ không phải nghiệp là chủ nhân của mình. Nếu nghiệp tạo như thế nào lãnh thọ nghiệp như thế đó, thế thì nghiệp ấy là cố định, là bất biến, là như như, là không thay đổi, là không biến dị, là không thể chuyển...; vậy thì với Pháp được Như Lai thi thiết, khai thị, hiển thị, hiển lộ, các buộc ràng không thể cắt đoạn, sự thực hành phạm hạnh không thể đạt, không lợi ích gì. Vì sao? Vì không thể diệt tận khổ. Còn nếu con người tạo nghiệp như thế nào, nó lãnh thọ quả báo của nó như thế; cũng như có người tạo nghiệp nhưng biết sám hối, biết tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ... theo duyên mà lãnh thọ quả báo như thế; tức là có sự tu hành phạm hạnh, có thể diệt tận khổ. Như vậy, với Pháp được Đức Thế Tôn khéo thuyết, khai thị, hiển thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn; thật là đủ cho những ai có lòng tin tưởng Như Lai có thể bắt đầu tinh tấn (hành trì và nguyện). Anh nên hiến mình cho Pháp, với trượng phu lực, trượng phu tinh tấn, trượng phu cần dõng chắc chắn có thể nhổ tận góc kiến mạn tùy miên, diệt tận lậu hoặc mà thành tựu cứu cánh phạm hạnh này. Anh nên nhớ rằng: Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ đứng vững tồn tại!
Cố gắng!
Cố gắng!
 
Vừa nghe xong lời từ bi khả ái khai thị của Sư Phụ, anh ta như người nghèo vớ được của báu, như người khát nước gặp được dòng suối cam lồ, khuôn mặt anh ta rạng người Pháp lạc, với ánh mắt kiên định rực cháy hùng tâm hướng về Ngài, anh ta đảnh lễ và nguyện quy y với Thầy, đồng thời phát nguyện y chỉ nơi Thầy để trở thành người con đích thực của Pháp và để lớn mạnh trong Pháp và Luật này.. Còn bạn thì sao? Bạn đã quyết định hiến mình cho cho Chánh Pháp chưa? Xin hãy coi chừng cái chết của bạn có thể đến trước ngày mai đó!


(Hồng Tuyến kính lưu Pháp ngữ của Sư Phụ Long Viễn, nguyện cầu Chánh Pháp trường tồn lợi ích tất cả chúng sanh!)


Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Thơ Tịnh Độ:

CÕI NHỚ
(Bồi hồi tưởng niệm Tây Phương cảnh)

Đếm sầu vương điểm lệ băng trong
Trùng dương dâng sóng ngập cõi lòng
Nến tàn, lá rụng, cay nhiều quá!
Mắt lồng nỗi nhớ cháy hư không.

Cố quốc xa vời cố quốc xa
Mình con đơn bước, bước Ta Bà
Lê chân đạp bóng câu vạn lý
Mây buồn nâng ánh nắng ngày qua.

Hồng trần con đến một ngày xanh
Khói mộng trùng sương kiếp lữ hành
Lệ đan... lệ ứa...ôi, tình chết!
Lệ tràn mưa máu dạt lều tranh.

Chiều nay bên ấp mẹ ôm con
Nát tan quặn siết bóng băng hồn
Mắt trông trong mắt trời quạnh quẻ
Thương nồng tình ấm mấy cô thôn:

Mẹ bế con đi tiếng à ơi
Mẹ hôn má nhỏ ấp môi cười
Mẹ xoa vầng tráng con yêu dấu
Mẹ xú con ăn múm từng mồi.

Mẹ cười ánh mắt một trời thương
Mong ước mai kia vạn nẻo đường
Con mẹ lớn khôn thành công với
Phú quý duyên tình đời ngát hương...

Lòng con chợt ấm phút tình nồng
Bồi hồi con nhớ... Người biết không?
Vòng tay Pháp nhũ nuôi con lớn
Cam Lồ sái biến hóa Chân Thân.

Chân Thân thể nhập Pháp Giới Thân
Chuyển vận Pháp luân thể đại đồng
Pháp luân thường chuyển vi diệu Pháp
Ứng hiện sanh thân chốn bụi trần.

Mỗi mỗi bụi trần chính Kim Thân
Mà sao trần hạt lại đau thầm?
Phải chăng Kim- Nguyện hòa Bi Thể
Hóa lệ vô trần, máu lệ băng?

Tương tư cõi nhớ Thường- Tịch- Quang
Tịnh độ duy tâm? Chứng Niết Bàn?
Di Đà cha hỡi... Cha có biết?
Nhớ người bóng ngã mấy quan san?

                                 Núi Đà Lạt 9-5-2020 
                                    Thích Long Viễn




Lời Vàng Thầy Dạy:



ĐỊA TẠNG BỒ TÁT TẤT CẢ CHÚNG SANH CÓ NÊN PHỤNG THỜ?

Khi ánh bình minh vừa ló dạng trên đỉnh núi cao, soi mặt vào biển cả mênh mông rực ánh vàng phản chiếu trên sóng gợn nhấp nhô như những lớp vàng uyển mình vương lên để khoe mình với tạo hóa. Và kia! Trên không trung bao la vô tận những lớp mây ngũ sắc kết nụ như những đóa hoa sen nghìn cánh trập trùng phóng ánh hào quang… phải chăng chư thiên đang hiện diện để đón chờ một buổi vi diệu Pháp sắp tuyên lưu?
Vâng! Cảnh vật vừa bừng tỉnh giấc mộng và mở mắt để luân chuyển theo sự sống. Lúc ấy Sư Phụ Long Viễn cũng chống gậy dạo bước thiền hành trên núi xuống, hương gió ngọt từ biển thổi về đung đưa những chiếc lá xanh làm lắc lư những giọt sương như ngọc soi bóng dáng Thầy nhẹ bước đi qua, với muôn ngàn tia nắng phản chiếu ánh hồng ngũ sắc trong tà áo nâu hình như đang nâng bước của Ngài đến với muôn loài hàm thức?
Thầy vừa bước xuống nhà khách thì ở đấy có một anh Phật tử đã chờ sẵn không biết từ lúc nào, sau khi gặp Sư Phụ chào hỏi xong thì anh ta trịnh trọng chấp tay và cất tiếng hỏi:
- Kính bạch Thầy! Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con được không ạ!
Sư Phụ uống một ngụm nước lọc rồi nhìn anh với ánh mắt từ bi, Ngài nhẹ giọng bảo:
   - Có gì thắt mắt anh cứ hỏi tự nhiên, tùy câu hỏi mà Thầy sẽ trả lời giúp anh phá nghi đúng như tâm nguyện!
   - Thưa thầy! Người tại gia có nên thờ Bồ Tát Địa Tạng không ạ?
   - Có nhân duyên gì anh lại hỏi như thế?
   -  Dạ, nhà con đang thờ Thánh tượng của Bồ Tát Đa Tng nhưng có một vị Sư ghé thăm và bảo với con rằng:
  " - Anh không nên thờ Ngài Đa Tng này!
Con ngạc nhiên hỏi: 
   - Ti sao bạch Sư? 
Sư ấy đáp rằng:
  - Vì bổn nguyện của Ngài rất lớn và Ngài chuyên độ chúng sanh ở địa ngục, nếu thờ sẽ chiêu cảm cô hồn quỷ thần đến làm nhà cửa không yên, gia đình đại nạn!
Con sợ quá nên cả đêm không ngủ, sáng nay tranh thủ lên đây bạch với Thầy, mong Thầy chỉ dạy đúng như Pháp để con có cái nhìn chánh kiến về Bồ Tát Địa Tạng ạ? "
-  Vậy anh hãy lắng nghe, suy nghĩ và khéo tác ý ghi vào trong tâm, tôi sẽ vì anh ước lược  tỏ bày đại khái về diu dng trong bổn nguyn và công đức, phước lc cũng như thần lc không thể nghĩ bàn của Bồ Tát Đa Tng!
Chính vị Sư nói với anh, thật sự vị ấy không biết gì về Bồ Tát cả cũng chắc chưa từng đọc tụng hay hành trì Kinh Địa Tạng bao giờ, cho nên lời nói đầu và cuối trái ngược nhau, tự phá lẫn nhau. Nếu biết đại nguyện của Ngài lớn, thì phải biết tại sao có đại nguyện đó chứ? Đại nguyện lớn tức tâm Từ Bi và tâm Bồ Đề lớn, vậy một vị Bồ Tát với tâm Từ Bi và tâm Bồ Đề lớn, cũng tức là lòng thương yêu chúng sanh lớn, ví như người mẹ có tình thương yêu lớn với con mình thì người mẹ ấy sẵn sàng hi sinh tất cả để cứu con thoát khỏi cảnh tù đầy dù tan xương mất mạng cũng không hối tiếc; Bồ Tát Địa Tạng cũng thế lấy tâm Đại Từ Đại Bi làm thọ mạng, lấy tâm Bồ Đề để nhiếp độ tất cả chúng sanh không bỏ xót một chúng sanh nào, vậy mà còn không thờ vậy thì thờ ai? Thật là một kẻ vô văn pham phu với điên đảo tâm, điên đảo tình, điên đảo tưởng và điên đảo kiến phát sanh do vô minh nên mới dám buông lời phỉ báng chư Phật, chư Bồ Tát và phỉ báng Thánh Pháp mà tự ý cuồng ngôn nói rằng: “Vì bổn nguyện của Ngài rất lớn và Ngài chuyên độ chúng sanh ở địa ngục, nếu thờ sẽ chiêu cảm cô hồn quỷ thần đến làm nhà cửa không yên, gia đình đại nạn!” Anh phải biết Đức Phật đã từng dạy:
“Phàm con người đã sanh
Sanh với búa trong miệng
Kẻ ngu khi nói bậy
Tự chặt đứt lấy mình”
Nếu vị Sư ấy không sám hối thì tai họa ắt sẽ ập đến thân, hiện tiền phước huệ không còn, mệnh chung ắt rơi vào cõi địa ngục cực ác, tại sao? Vì phỉ báng chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư Hộ Pháp Long Thần và phỉ báng Pháp vậy! 
Anh nên khắc dạ ghi tâm lời dạy này của Đức Phật:
Từ bỏ Kinh Tạng là một tội lớn hơn nhiều
Hơn cả tội phá hết tháp ở Nam Thiệm Bộ Châu
Từ bỏ Kinh Tạng là một tội lớn hơn nhiều
Hơn cả tội giết hằng sa vị La Hán!
Cho nên nếu xuất ngôn không đúng với Chánh Pháp, không có Chánh Kiến, không đúng với Kinh Tạng thì tội nghiệp thật không thể nghĩ bàn, địa ngục Vô Gián sẽ mở cửa đồng thời cùng lúc với khi ta xuất ngôn bất chánh, cho nên Bồ Tát thì sợ Nhân còn phàm phu thì sợ Quả; chính lời nói vô minh đã tự chặt đứt lấy mình và tự đọa mình vào chốn địa ngục mà không hay biết vì Nhân nào thì Quả nấy. Thương ôi!
Cho nên anh phải biết mở đầu Kinh Địa Tạng có câu:
“Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng
Thập phương Bồ Tát cộng quy y”
Có nghĩa là ba đời chư Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) đồng tán thán, khen ngợi và đồng kính ngưỡng Ngài; mười phương chư tôn Bồ Tát đều quy y với Ngài. Thế còn không rõ ư? Bồ Tát Địa Tạng tức là vị Thầy tối cao của ba đời chư Phật vậy! Tất cả công đức lực, phước báo lực, trí huệ lực, thần lực, tam muội lực, quả báo xuất thế của Tam thừa Thánh giáo… đều từ nơi Bồ Tát mà xuất sanh. Há còn chưa liễu tri ư? Như Kinh nói:
“Thủ trung kim tích chấn khai địa ngục chi môn
Chưởng thượng minh châu quang nhiếp đại thiên chi giới”
Thật chưa từng có vị Bồ Tát nào mà oai- thần- tuệ- lực lớn như thế! Một tay Ngài nắm giữ Tích Trượng phá nát cửa địa ngục và đồng thời cứu tất cả chúng sanh vượt thoát cảnh giới địa ngục đau khổ tối tăm. Địa ngục ở đây không chỉ nói cảnh giới mà chúng sanh tạo nghiệp khi thân hoại mạng chung đọa xuống chốn này, mà còn mật ý chỉ cho chỗ tối tăm của tâm thức chúng sanh, tức là những đau khổ sầu, bi, ưu, não… những vọng tưởng điên đảo tạo thành gốc của bất thiện pháp (tham, sân, si) mà chính nó đã khiến cho hình thành nên lục thú chúng sanh, tức là sáu cõi luân hồi (trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, xúc sanh) vậy! Còn tay kia thì sao? Tức tay trái của Ngài nắm giữ một viên minh châu, viên minh châu này có gì đặt biệt? Nó đặt biệt đến nỗi hàng Thánh giả trong Tam thừa khó mà suy lường được. Vì đó cũng chính là diệu dụng độ sanh không thể nghĩ bàn của Ngài, viên minh châu này nó luôn luôn phóng hào quang chiếu sáng khắp đại thiên thế giới, nói đại thiên thế giới tức là chỉ cho tam thiên đại thiên thế giới, và nhiếp hóa tất cả chúng sanh trong khắp pháp giới này.
Một tiểu thiên thế giới = 1,000 thế giới
Một trung thiên thế giới = 1,000 thiểu thiên thế giới = 1,000 x 1,000  = 1,000,000 thế giới
Một đại thiên thế giới = 1,000 trung thiên thế giới = 1,000,000 x 1,000 = 1,000,000,000 thế giới
Tam thiên đại thiên thế giới = 3 x 1,000 x đại thiên thế giới = 3,000 x 1,000,000,000 = 3,000,000,000,000 (ba ngàn tỷ) các thế giới, xoay vần thành hoại, quốc độ mà chúng sanh ở thì gọi là một cõi Phật, như vậy riêng giải Ngân hà của chúng ta đây đã có ba nghìn tỷ mặt trời.
Minh châu của Bồ Tát có thể nhiếp thủ tất cả chúng sanh trong quốc độ này, đồng thời sáng chiếu dẫn đường cho tất cả chúng sanh phá tà mê mà quay về giác ngộ. Cho nên Thầy thường nói Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát tiên phong cầm đèn bin soi đường và dẫn dắt tất cả chúng sanh vượt hầm hố chong gai, từ nơi u minh đen tối đến bờ giác ngộ cực lạc mà không bỏ xót bất kỳ một chúng sanh nào.
Chính thế mà Ngài mới có bổn nguyện:
“Địa ngục nếu không trống không
Ta nguyện sẽ không thành Phật
Chúng sanh nếu không độ tận
Nguyện không chứng quả Bồ Đề”
 Bổn nguyện của Ngài rộng lớn vô biên và diệu dụng độ sanh thật bất khả tư nghì. Anh còn chưa quyết nghi ư?
Lại như Kinh Địa Tạng phẩm thứ hai, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni của ta đã  an ủi ủy thác: Ông xem Ta trải qua biết bao số kiếp cần cù khó nhọc độ thoát những chúng sanh cang cường đầy tội khổ, khó khai hóa như thế. Còn những kẻ chưa được điều phục, thì phải theo nghiệp mà chịu báo ứng. Nếu họ bị đọa vào đường dữ và chịu nhiều sự thống khổ, thì Ông nên nhớ nghĩ đến Ta ở cung trời Ðao Lợi đã ân cần phó chúc, mà làm cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà đến lúc Ðức Phật Di Lặc xuất thế đều được độ thoát, xa lìa vĩnh viễn mọi điều khổ, được gặp Phật và được thọ ký." Thế thì đời mà chúng ta sống đây không phải đời của Ngài Địa Tạng ư? Cõi của chúng ta ở đây không phải cõi của Ngài ư? Thế giới chúng ta đang sống và biết há chẳng phải trong viên minh châu của Ngài ư? Tâm si mê vọng tưởng nhiệt não há chẳng phải là địa ngục ư? Thế tại sao không cầu Ngài cứu độ? Thế tại sao còn chưa chịu tôn kính và phụng thờ Ngài?
Khi được Đức Thế Tôn ủy thác như thế, Bồ Tát đã rơi lệ vì bi cảm vô cùng tận với chúng sanh và thâm diệu tâm đại bi vô hạn lượng của đức Thế Tôn, Ngài liền bạch: Từ số kiếp lâu xa đến nay, con nhờ Ðức Thế Tôn tiếp độ dắt dìu, khiến con có được thần lực chẳng thể nghĩ bàn, đầy đủ trí huệ rộng lớn. Các phân thân của con thị hiện ở khắp trăm ngàn muôn ức thế giới nhiều như cát sông Hằng; trong mỗi thế giới hóa hiện trăm ngàn muôn ức thân, mỗi một thân đó hóa độ trăm ngàn muôn ức người, khiến cho họ quy kính Tam Bảo, vĩnh viễn xa lìa sanh tử, đến được Niết Bàn an lạc.
Những chúng sanh nào ở trong Phật Pháp, dù chỉ làm việc lành bằng chừng một sợi lông, một giọt nước, một hạt cát, một hạt bụi, hoặc mảy lông tơ, con đều độ thoát lần lần, làm cho họ được lợi ích lớn.
Con cúi mong Ðức Thế Tôn chớ vì những chúng sanh ác nghiệp đời sau mà sanh lòng lo lắng!" Ngài bạch cùng Ðức Phật ba lần như thế.
Thật xúc cảm vô biên khi nghe Bồ Tát rơi lệ vâng lãnh và y chỉ Thánh ngôn đại bi của Đức Đại Từ Phụ mà không mỏi nhàm dùng vô lượng phương tiện để hóa độ chúng sanh, vậy mà chúng sanh mấy ai biết? Trong đời này mấy kẻ tín tâm với Ngài?
Và đây chúng ta hãy nghe Đức Thế Tôn nói về oai đức vô biên, lực dụng không thể nghĩ bàn, biển công đức hải khôn lường, phương tiện độ sanh siêu hàm thức, phước báo và huệ giác viên dung tối thắng của Địa Tạng Bồ Tát trong phẩm thứ sáu, Như Lai tán thán:
“Ðức Phật bảo Bồ Tát Phổ Quảng: "Trong đời vị lai, như có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào nghe được danh hiệu của Ðịa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát, hoặc là chắp tay, hoặc là tán thán, hoặc là đảnh lễ, hoặc là luyến mộ, người đó sẽ qua khỏi tội khổ trong ba mươi kiếp.
Này Phổ Quảng! Như có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào, hoặc tô vẽ hình tượng, hoặc dùng đất, đá, keo, sơn, vàng, bạc, đồng, sắt, tạc tượng Bồ Tát này, rồi cứ một lần chiêm ngưỡng một lần đảnh lễ, thì người đó sẽ được sanh lên cõi trời Ba Mươi Ba một trăm lần, vĩnh viễn không phải đọa vào ác đạo.
Giả sử phước trời đã hết, phải sanh xuống nhân gian, cũng vẫn làm vị Quốc Vương, không hề mất sự lợi lớn."
Và Đức Phật còn dạy: "Lại nữa, này Phổ Quảng! Như có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào có thể đối trước tượng Bồ Tát mà trổi các thứ kỹ nhạc, cùng ca vịnh, tán thán, cúng dường hương hoa, cho đến khuyến hóa được một người hay nhiều người; hạng người đó ở trong đời hiện tại cùng vị lai thường được trăm ngàn Quỷ Thần ngày đêm theo hộ vệ, không để cho những việc hung dữ đến tai, huống là để cho chịu các tai vạ bất ngờ!"
Thế không rõ lắm ư? Thờ phụng và cúng dường Bồ Tát sao lại nói bị quỷ thần quấy phá hay làm não hại được chứ? Người nào nói như thế không phải phỉ báng Ngài ư? Không phải phỉ báng Phật ư? Không phải phỉ báng Pháp ư…?
Như Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Trong các thế giới về thuở hiện tại và vị lai, có vị thiên nhân nào phước trời thọ hưởng đã hết, có Ngũ Suy Tướng hiện ra, hoặc có vị phải đọa lạc nơi chốn ác đạo; các vị thiên nhân đó, hoặc nam hoặc nữ, đương lúc tướng suy hiện ra, mà hoặc thấy được hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng hoặc nghe được danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng, rồi một lần chiêm ngưỡng một lần đảnh lễ, thì các vị thiên nhân đó được phước trời thêm lớn, hưởng nhiều sự vui sướng, vĩnh viễn không phải đọa lạc vào ba ác đạo nữa; huống chi là được thấy tượng, được nghe tên của Bồ Tát, rồi đem các thức hương hoa, y phục, đồ ăn thức uống, vật báu, chuỗi anh lạc... mà bố thí cúng dường, thì công đức phước lợi có được sẽ vô lượng vô biên.”
“Lại nữa, này Quán Thế Âm! Trong các thế giới về thuở hiện tại và vị lai, nếu những chúng sanh trong Lục Đạo lúc sắp mạng chung mà được nghe một tiếng danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng thoáng qua lỗ tai, thì các chúng sanh đó vĩnh viễn không còn phải trải qua nỗi khổ nơi Tam Ác Đạo nữa.”
Bồ Tát Địa Tạng với lòng từ bi đã trãi qua vô lượng ức kiếp rộng dùng vô lượng phương tiện thù thắng để tiếp độ chúng sanh, còn chần chừ gì? Hoang man gì? Lo lắng gì? Do dự gì mà không chịu quy y với Ngài? Như Đức Thế Tôn đã khuyến hóa tất cả chúng sanh: “Lại nữa, này Bồ Tát Quán Thế Âm! Vào đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào muốn phát lòng từ rộng lớn để cứu độ tất cả chúng sanh, muốn tu Đạo Bồ Đề Vô Thượng, muốn ra khỏi Tam Giới; những người đó thấy hình tượng Bồ Tát Địa Tạng cùng nghe danh hiệu, rồi chí tâm quy y, hoặc đem hương hoa, y phục, vật báu, đồ ăn thức uống để cúng dường chiêm lễ, thì điều nguyện cầu của các thiện nam thiện nữ đó sẽ chóng được thành tựu, vĩnh viễn không bị chướng ngại.”
“Lại nữa, này Bồ Tát Quán Thế Âm! Vào đời vị lai, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào muốn cầu trăm ngàn vạn ức điều nguyện, trăm ngàn vạn ức sự việc về hiện tại cùng vị lai, thì nên chỉ quy y, chiêm lễ, cúng dường, ngợi khen hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng; thì các điều sở nguyện sở cầu như thế tất đều thành tựu cả.
Nếu lại cầu mong Bồ Tát Địa Tạng, đấng đầy đủ lòng đại từ bi, mãi mãi ủng hộ cho mình, thì người đó trong giấc chiêm bao liền được Bồ Tát xoa đảnh thọ ký cho.”
Chính vì công đức của Bồ Tát Địa Tạng quá lớn nên Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Đức Phật rằng: “Dầu cho các Đức Phật trong thuở quá khứ, thuở hiện tại và thuở vị lai nói công đức của Ngài Địa Tạng Bồ Tát vẫn chẳng thể nói hết”
 Và như Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát cũng từng bạch Đức Phật, nếu chúng sanh thờ phụng Bồ Tát Địa Tạng đúng như Pháp sẽ được mười điều lợi ích:
Một là đất đai mầu mỡ;
Hai là nhà cửa yên ổn mãi mãi;
Ba là người đã mất được sanh thiên;
Bốn là người hiện còn được tăng tuổi thọ;
Năm là mọi mong cầu đều được toại ý;
Sáu là không có tai họa về nước và lửa;
Bảy là trừ sạch việc hư hao;
Tám là dứt hẳn ác mộng;
Chín là ra vào đều có thần theo hộ vệ;
Mười là thường gặp nhân Thánh."
Chỉ cần nghe qua danh hiệu của Ngài ngay lập tức có thể thành tựu Vô Thượng Chánh Giác quyết chẳng còn thoái chuyển, há chẳng phải công đức, lực dụng của Ngài siêu việt tình phàm và Thánh trí trong Tam thừa ư? Như Đức Phật đã bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Ông có đại nhân duyên với thế giới Ta Bà. Nếu hàng trời hoặc rồng, hoặc kẻ nam người nữ, hoặc thần hoặc quỷ, cho đến các chúng sanh tội khổ trong Lục Đạo nghe danh hiệu của ông, thấy hình tượng của ông, mến tưởng đến ông, khen ngợi ông, thì những chúng sanh ấy đều ở nơi Đạo Vô Thượng quyết chẳng còn thối chuyển, thường được sanh vào cõi người, cõi trời, hưởng đủ sự vui vi diệu; khi nhân quả sắp thành thục liền được gặp Phật thọ ký cho" Chính vì công đức của Bồ Tát Địa Tạng quá lớn nên Bồ Tát Quán Thế Âm hết lời tán thán và kính ngưỡng không cùng tận, tại sao? Vì diệu hạnh độ sanh  của Ngài vô cùng cực, tuệ giác vô biên, thần lực không thể nghĩ bàn, bổn thệ mênh mông, bổn nguyện rất rộng sâu, cho nên khi ở cung Trời Đao Lợi Đức Thế Tôn mới chọn Ngài để thuyết Pháp, vì chỉ có Ngài mới đủ sức chuyển mẹ của Đức Phật từ cõi trời về cảnh giới của chư Phật để chấm dứt sanh tử. Chỉ cần cung kính, đảnh lễ, tán thán hay trì niệm danh hiệu của Ngài thì tăng thêm phước trời, bệnh khổ không còn, tiên vong được giải thoát, nguyện lớn sớm thành, không thối thất Bồ Đề, được đại trí huệ, tai nạn tiêu trừ, hiểm nguy vượt thoát, nghiệp chướng được tịnh hóa, báo chướng tiêu vong, kiến chướng không còn, phiền não chướng tận diệt, ma chướng lập tức tồi hoại, chư Phật đến ủng hộ, bổn lực được tăng trưởng, việc đời trước đều rõ biết, các hàng trời, rồng quỷ thần thường hộ niệm, quả lành ngày càng tăng trưởng, đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ, không bị hại về trộm cướp, người khác thấy liền sanh lòng cung kính, đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai, đời sau sẽ làm con gái các hàng vương giả, đại thần; thân tướng xinh đẹp, tùy ý tái sanh về cõi Phật hay cõi trời, hoặc làm các bậc vua chúa, tùy tâm mong cầu đều được như ý, quyến thuộc được an vui, đến đi không trở ngại, đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ, các bậc Thánh ngợi khen, giàu lòng từ mẫn, rốt ráo thành Phật... Thật là tuyệt đãi viên dung nên mười phương chư vị Bồ Tát không vị nào mà không quy y với Ngài! Tôi dẫu dùng tướng lưỡi rộng dài vô lượng trãi qua vô biên kiếp cũng không sao nói hết về công đức và oai- thần- tuệ lực của Ngài.
Chuẩn xác như thế nên Đức Phật mới bảo Bồ Tát Quán Thế Âm: “Bồ Tát Địa Tạng có đại nhân duyên với cõi Diêm Phù Đề. Nếu nói về những việc lợi ích nhờ được thấy, được nghe của chư chúng sanh, thì trong cả trăm ngàn kiếp cũng không thể nói hết được”
Ở đây Thầy chỉ lược nói vài ý khái quát về oai lực, thần lực, phước lực, công đức lực và điểm vài ý về diệu dụng cũng như phương tiện độ sanh của Bồ Tát thông qua Đại nguyện Bồ Đề Tâm của Ngài mà thôi. Nếu anh muốn biết rõ hãy nên trì tụng trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, anh sẽ thấy rõ hơn, hãy gạt bỏ tất cả tư tưởng sai lầm và sám hối những ý tưởng lệch lạc về Bồ Tát, đừng để ân hận, đừng để phải hối tiết về sau, đừng lao mình vào hố thẳm của tà kiến, đừng hủy hoại công đức và trí tuệ của mình, hãy y chỉ vào Kinh và Luật mà Thế Tôn đã tuyên thuyết, chớ có tin vì nghe người ta nói, chớ có tin vì đánh giá hời hợt các dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, chớ có buông lung, hãy biết rằng:
“Ma quỷ thường đi giữa thế gian
Thiên hình giả dạng hãy coi chừng
Hiền nhân chẳng kết giao cùng chúng
Công hạnh tan hoang nếu chúng gần”
Đấy là bốn câu kệ mà Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết nhắc nhở tất cả chúng ta đang sống trong đời mạt pháp này, được nói đến trong Tiểu Bộ Kinh.
Cẩn trọng!
Cẩn trọng!
...........
(Đệ tử Trí Khải kính chép lại lời vàng Thầy dạy, kính nguyện giáo Pháp trường lưu, Địa Tạng Vương Bồ Tát ứng thân phổ hóa tất cả chúng sanh!)