Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021


   NGUYỆT LỆ

Đại mộng thùy tiên giác

Hoa lâm dạ khách hàn

Đãn kiến  trường giang thủy

Nguyệt chiếu lệ ngân can.


                                  __۞ Thích Long Viễn ۞__


     月 泪 

 大 夢 誰 先 

 花  夜 客 寒 

 但 見 長 江 水

月 照 泪 痕 干

                __۞  釋    ۞__


Dịch nghĩa:

                NGUYỆT LỆ

Giấc mộng lớn này ai là người tỉnh trước?

Trong đêm rừng hoa có người khách lạnh lòng

Chỉ nhìn dòng sông dài đưa nước chảy phía trước

Ánh trăng chiếu xuống làm cho ngấn lệ cạn khô.


Dịch thơ 

            NGUYỆT LỆ

Giấc mộng lớn ai người tỉnh trước?

Đêm hoa lâm có khách lạnh sầu

Trường giang này đưa nước về đâu?

Trăng chiếu lệ ngấn lòng khô cạn!


                                                      __۞ Thích Long Viễn ۞__





Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

     Pháp Nhân Duyên Sâu Xa

 "HÀNH" Duyên Khởi Quán Trong 12 Nhân Duyên


(Đây là đoạn Pháp thoại Sư Phụ Long Viễn dạy đại chúng tại Chùa Phật Đảnh Bảo Vương)


Hỏi: 

Kính thưa Sư Phụ! Phật Pháp là Nhân Duyên Pháp, Pháp 12 Nhân Duyên sâu xa cùng cực, khó thấy, khó biết, khó suy lường... Chúng con được học như vậy. Nguyện Sư Phụ từ bi chỉ dạy về Pháp 12 Nhân Duyên này, Bồ Tát khéo hành Pháp Nhân Duyên này như thế nào để chứng được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề?

Đáp: 

Pháp 12 Nhân Duyên các con đã được học, Thầy không đi vào định nghĩa về các chi phần nữa, nay Thầy sẽ lược nói chỗ khéo quán, khéo hành, khéo nói của Bồ Tát khi khởi quán về 12 Nhân Duyên này. Pháp Nhân Duyên mà Bồ Tát khéo hành khéo nói thật sâu xa cùng cực, Bồ Tát liễu tri về Phiền Não, Nghiệp, Sự (Khổ) thứ lớp triển chuyển tương tục mà sanh tất cả pháp. Đó là 12 Nhân Duyên. Trong 12 Nhân Duyên này thì Vô Minh, Ái, Thủ gọi là Phiền Não. Hành và Hữu 2 thứ này gọi là Nghiệp; 7 thứ còn lại gọi là Sự. Trong Mười hai nhân duyên ấy, hai thứ đầu thuộc đời quá khứ, tám thứ giữa thuộc đời hiện tại, hai thứ cuối cùng thuộc đời vị lai. Ba thứ Phiền Não, Nghiệp, Khổ này triển chuyển liên tục làm nhân duyên cho nhau: Phiền Não làm nhân duyên cho Nghiệp, Nghiệp làm nhân duyên cho Khổ, Khổ làm nhân duyên cho Phiền Não...

Như Trong Đại Trí Độ nói: "Tất cả phiền não thuộc đời quá khứ gọi là Vô Minh. Từ Vô Minh sanh nghiệp, có thể tạo thành quả cho một thế giới nên gọi là Hành. Do từ Hành sanh tâm cấu nhiễm, nhân của thân đầu tiên, như Trâu nghé biết mẹ. Vì tự tướng thức gọi là Thức. Thức ấy cùng sanh với bốn uẩn vô sắc và sắc của nó trú ở; ấy gọi là Danh Sắc. Từ trong Danh Sắc sanh ra Sáu Trần -Căn là mắt, tai v.v…; ấy gọi là Lục Nhập. Căn, Trần, Thức hòa nhập gọi là Xúc. Từ Xúc sanh Thọ. Trong Thọ có tâm đắm trước gọi là Khát ái. Do nhân duyên Khát ái nên tìm cầu, ấy gọi là Thủ. Từ Thủ nên có nghiệp làm nhân cho đời sau, ấy gọi là Hữu. Từ Hữu trở lại chịu Ngũ Ấm (Uẩn) trong đời sau, ấy gọi là Sanh. Từ Sanh cho đến khi Ngũ Chúng (Uẩn) chín mùi rồi hoại diệt, ấy gọi là Lão Tử. Lão Tử sanh buồn thương khóc lóc, đủ các thứ sầu não và các Khổ tập họp."

Nếu hành giả nhất tâm chánh quán thật tướng của các pháp thì có thể đoạn Vô Minh, do Vô Minh đã hết nên Hành cũng đoạn, do đoạn được Hành nên Khổ tập đều không còn. Đối với pháp 12 Nhân Duyên này mà khéo quán với trí tuệ thì phát sanh tri kiến vô lậu, năng dùng trí phương tiện mà mở bày diệu pháp bí mật của Chư Phật rộng làm lợi ích cho chúng sanh, ấy gọi là sở hành thiện xảo của Bồ Tát. Bồ Tát khéo hành thâm chiếu kiến Nhân Duyên Pháp như thế mà có thể thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. 

Hỏi:

Kính thưa Sư Phụ! Chi phần "Hành" trong 12 Nhân Duyên là chi phần khó hiểu nhất cũng khó thấy và khó quán nhất, nguyện xin Sư Phụ từ bi giải thích rõ "Hành" trong "Vô Minh duyên Hành" để chúng con sáng tỏ mà quán chiếu có được không ạ?

Đáp: 

Đúng là chi phần "Hành" rất khó hiểu, khó biết, khó thấy, khó quán, nhưng hôm nay Thầy sẽ phân tích kỹ cho con sáng tỏ để dễ quán chiếu minh đạt với trí tuệ. Tuy nhiên để minh đạt về "Hành" này thì phải là người thiện căn cực lớn, thông đạt Phật pháp. Vì sao? Vì rất sâu xa và khó biết, khó thấy, khó tuy duy, khó suy lường, khó liễu đạt được vậy! 

 "Vô Minh duyên Hành", là chỉ rõ Nghiệp đã tạo tác trong đời khác làm tăng trưởng, nay đã chín và thọ nhận quả dị thục. Như thế "Hành" lấy Vô Minh làm điều kiện, lấy Vô Minh làm gốc, cho nên tất cả khởi cùng khởi, sinh cùng sinh, tụ tập rồi xuất hiện ra, nên nói "Vô Minh duyên Hành".

 "Hành" này nói về tác Nghiệp như:

- Hành tạo tác có tổn hại thì "Hành" này là nghiệp bất thiện.

- Hành tạo tác không tổn hại thì "Hành" này là nghiệp thiện.

- Hành tạo tác hữu vi thì "Hành" này là ý nói tư duy.

- Khi nói về Sắc, Tâm, Tâm Sở Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành, Vô Vi, thì "Hành" này chỉ Hành uẩn bất tương ưng.

- Nếu nói Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thủ uẩn thì "Hành" này là Hành uẩn tương ưng, bất tương ưng hữu lậu. Chữ “Hành” đây là sinh diệt dời đổi; chữ “Uẩn” là chứa nhóm. Hành uẩn có 2 loại: 1/ Tương Ưng Hành uẩn, tức là các 51 món Tâm Sở (5 Biến Hành: Xúc,Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư. 5 Biệt Cảnh: Dục, Thắng Giải, Niệm, Định và Tuệ. 11 Thiện Tâm Sở: Tín, Tàm, Quý, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, Khinh An, Bất Phóng Dật, Hành Xã và Bất Hại. 6 Căn Bản Phiền Não: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến. 20 Tùy Phiền Não: a.Tiểu Tùy có 10: Phẩn, Hận, Phú, Não, Tật, San, Cuống, Xiểm, Hại, Kiêu. b. Trung Tùy có 2: Vô Tàm, Vô Quý. c. Đại Tùy có 8: Trạo Cử, Hôn Trầm, Bất Tín, Giải Đãi, Phóng Dật, Thất Niệm, Tán Loạn, Bất Chánh Tri. 4 Bất Định: Hối, Miên, Tầm, Tư) . Chữ “Tương ưng” là ưng thuận với Tâm Vương. 2/ Bất Tương Ưng Hành uẩn, tức là 24 món Bất Tương Ưng Hành (Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Dị sanh tánh, Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định dị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hiệp tánh và Bất hòa hiệp tánh.); 24 món này không tương ưng với tâm, chúng chỉ y ba phần: Tâm Vương, Tâm Sở và Sắc Pháp mà giả thành lập.

- Nếu nói: Hành thân, ngữ, ý thì tiếng "Hành" của thân chỉ hơi thở vào hơi thở ra, tiếng "Hành" của ngữ chỉ tầm, tứ; tiếng "Hành" của ý chỉ về tưởng, tư. 

- Nếu nói: Hành tội, phước, bất động thì "Hành" này chỉ về nghiệp hữu lậu thiện, bất thiện. Như Kinh Ung Dụ, Đức Phật dạy: "Tạo tác các hạnh phước, phi phước và bất động rồi, thì sẽ có các phước, tùy phước và bất động."

- Nếu nói: Tất cả hành vô thường, tất cả pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tĩnh, thì tiếng "Hành" này nói về tất cả pháp hữu vi.

*/ Còn các luận sư A Tỳ Đạt Ma nói: Đây là duyên khởi phần vị, nên tiếng "Hành" này (Hành trong 12 Nhân Duyên) là nói năm thủ uẩn.





Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

GIẢI THOÁT TỪ PHÁP SANH TỬ NÀO?


Có lần Sư Phụ Long Viễn thượng đường khai thị sách tấn Đại chúng, có một vị Tăng thưa hỏi:

Đệ tử hỏi:

"Thưa Sư Phụ! Nguyện xin Sư Phụ từ bi cho chúng con biết rõ về bản tánh Không của các Pháp được không ạ?"

Sư Phụ dạy:

Bản tánh Không của các pháp tịch tĩnh, không nhiễm, không đắc, không chỗ nương trụ; nếu như thật biết thì giải thoát sanh tử, nhất định sẽ chứng được Bồ-đề, Niết-bàn.

Đệ tử hỏi tiếp:

"Thưa Sư Phụ: Giải thoát từ pháp sanh tử nào ạ?"

Sư Phụ đáp:

"Quá khứ, hiện tại, vị lai".

Đệ tử thắc mắc:

"Thưa Sư Phụ là sao ạ?"

Sư Phụ khai thị:

"Tam Thời đều bất khả đắc!"

Đệ tử lại hỏi:

"Hành dụng với tướng khởi diệu quán như thế nào ạ?"

Sư Phụ dạy:

Khi khởi quán Tam Thời bất khả đắc có nghĩa là: Quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, vị lai bất khả đắc. Đối với tánh tướng của pháp cũng chẳng phân biệt, nắm giữ hay tạo tác... thấu rõ các pháp đều như huyễn hóa. Khi đã minh liễu tất cả pháp đều như huyễn thì tất cả hữu tình có thể an lập nơi Trí Giác của Chư Phật, an lập nơi diệu Pháp của Chư Phật, Tuệ Giác không động, biết pháp tánh Không, không danh, không tướng, không nương, không trụ, không lấy, không chấp, không năng, không sở, không đến, không đi, không ngăn ngại, không dính mắc, giống như hư không, không tàng chứa, không nắm giữ, vô thượng vắng lặng, cùng cực vắng lặng, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh, không thành không hoại, chẳng có chẳng không...Do đó mà vào thành lớn Đại Nhẫn của Chư Phật mà an lập Trí Tánh Bất Nhị, mở bày đại Phương Tiện Môn mà không rời biển Diệu Giác hằng Tịch Diệt của Chư Như Lai. Tại Sao? Vì diệu Pháp của Chư Phật lìa tánh, lìa tướng, không thể thiết lập, không thể tuyên thuyết, không thể nêu bày, khắp các loài hữu tình đều như hư không. 

Đó là Chánh quán với Chánh trí mà thâm nhập và viên chứng Trí Tuệ Môn hiển bày Phương Tiện Môn trong hành dụng độ sanh của Bồ Tát vậy! 




 VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ


Một hành giả Đại Thừa đến tham vấn và hỏi Sư Phụ Long Viễn.


Hành giả hỏi: 

Sao gọi là chứng Vô Thượng Bồ Đề?


Sư Phụ đáp: 

Câu hỏi đó từ đâu mà lại? Cái biết đó do đâu mà sanh?

Lúc nghe Sư Phụ hỏi Hành giả suy nghĩ.

Thấy vậy, Sư Phụ liền nói Kệ:

"Một phút mây bay

Tam Đồ thọ báo

Vô Thượng không liễu 

Vọng nói Bồ Đề

Đích thực si mê 

Luân hồi muôn kiếp

Nhân Quả với Nghiệp

Không thoát bao giờ

Xin hãy quay về

Chớ Chánh Điên Đảo

Một niệm xoay vào

Thật Chánh Biến Tri!"


Hành giả sụp lễ lạy và lui ra. 




Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

 LÀM SAO TU HỌC HƯỚNG ĐẾN HẠNH BỒ ĐỀ?


Sư Phụ Thích Long Viễn có lần thượng đường sách tấn Đại Chúng, bấy giờ có một vị Đệ Tử đứng lên chấp tay thưa hỏi.


Hỏi:

Chúng con đều đã phát Đại Thừa Tâm vậy làm sao tu học hướng đến hạnh Bồ Đề cho đến chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề?

Đáp:

Nếu người đã phát Đại Thừa Tâm tức đang tu theo hạnh của Bồ Tát, vậy Bồ Tát làm sao tu học hướng đến hạnh Bồ Đề cho đến chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề?

Bồ Tát thông đạt tất cả Pháp và Tùy Pháp Hànhđối với các Pháp không nắm giữ vì biết rõ với trí tuệ bản chất của nó vốn vô thường, không nắm giữ thì đó là tu học hạnh hướng tới Bồ Đề cho đến chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề. Bồ Tát đối với các Pháp không nương tựa tức là đoạn Sanh Y, vì biết rõ với trí tuệ các pháp hiện hữu chỉ do nhân duyên. Đồng thời Bồ Tát chiếu kiến hết thảy pháp đều là không có tự tánh, không có tha tánh, lìa ngã, ngã sở... thì đó là tu học hạnh hướng tới Bồ Đề cho đến chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề. Bồ Tát có sở hành nhưng không tưởng hành, quán hạnh sở hành bản tánh đều Không. Bồ Tát đối với  các pháp không có nắm giữ, thông đạt tất cả pháp đều không có tướng trạng, không tàng chứa, không thủ giữ, đồng với hư không … bản tánh Không, vắng lặng... thì đó là tu học hạnh hướng tới Bồ Đề cho đến chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề. 

Là một hành giả Đại Thừa đã phát Đại Thừa Tâm rồi thì Đại Chúng cần tu học hạnh như thế, tu học như thế là có Chánh Kiến, từ Chánh Kiến sẽ phát sanh Chánh Trí, do Chánh Trí mà Bồ Đề Tâm sẽ được trưởng dưỡng lớn mạnh, cho đến thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.




Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

TÁNH KHÔNG ĐÍCH THỰC


Một hành giả Đại Thừa hỏi Sư Phụ Long Viễn

Hỏi: 

Tánh Không đích thực làm sao hiển lộ với Chánh Kiến như thật?

Sư Phụ đáp:

 Ông hãy ôm tất cả chúng sanh vào lòng với tâm Đại Từ Bi, ông sẽ thấy thực sự rõ ràng rằng: Tánh Không đích thực hiển lộ ở đấy!





Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

  Diệu Nghĩa Đà-la-ni

Kho Chân Ngôn Bí Mật Thông Dụng

(Phần XIV - Phần Kết)


LXXXIII. Thành Tựu Quảng Đại Như Ý Chân Ngôn

Chân Ngôn này do Đức Bồ Tát Quán Thế Âm tuyên thuyết vì muốn cho chúng sanh thành tựu rộng lớn đại Bồ Đề Tâm:

1_ Na mô la đát na 
2_ Đá la dạ gia 
3_ Na mô a lợi-gia bà lô chỉ đế 
4_ Đá chất tha 
5_ Xà duệ xà duệ xà dạ 6_ Bà hề nễ xà dụ đá lợi 
7_ Ca la, ca la 
8_ Ma la, ma la giả la khí noa 
9_ Tát bà yết ma đá la noa nễ 10_ Mê bà để sa ha.

Phạn ngữ Chú:

NAMO RATNA-TRAYĀYA 
NAMAḤ ĀRYA AVALOKITE 
TADYATHĀ: JAYE JAYE JAYA _ BHAKṢNĪYA AYUR-DHĀRA KARA KARA _ MĀLA MĀLA CALA KIRAṆA _ SARVA KARMA TĀRAṆA NI ME BHATI _ SVĀHĀ.

Tụng Chú này xong thì nghiệp ác tiêu diệt. Tụng đến bảy biến thì diệt tội Năm Nghịch. 
Nếu mãn một ngàn biến thì không có tội gì không diệt được. Mãn mười vạn biến sẽ thấy Đức Quán Âm với mọi thứ trang nghiêm. 
Trong bảy ngày, lúc bắt đầu tác pháp thì chỉ được ăn sữa, mè, bơ. Một ngày cuối cùng thì đừng ăn. Đêm ngày 15 ở trước mặt Phật niệm tụng không có định hạn số, sẽ thấy từ trong Tượng phát ra âm thanh xướng lên rằng: “Lành thay! Lành thay!” và phóng ánh sáng rực rỡ. Lại đem trân châu, vật báu đặt trên đỉnh đầu của Chú Sư, liền biết đã thành nghiệm. 
Lúc nhìn thấy Đức Quán Âm xong sẽ được mãn tất cả Nguyện lành. 
Lại ở trong giấc ngủ, mộng thấy Đức Quán Âm với mọi thứ trang nghiêm sẽ thành tựu tất cả việc lành, tiêu diệt tất cả nghiệp ác, chân chuyển, chuyển đổi được diệt tội.

Về một Ấn và Chân Ngôn của ba vị Sứ Giả thì hành theo Kinh nói hay sự truyền dạy của bậc Đạo Sư của mình.



LXXXIV. Vô Năng Thắng Kim Cương Hỏa Chân Ngôn

Chân Ngôn này do Kim Cương Thủ Bồ Tát tuyên thuyết:

Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã. 
Nẵng ma thất-chiến noa, phộc nhật-la bá noa duệ, ma hạ dược khất-xoa tế nẵng bát đá duệ. 
Đát nễ-dã tha: Đát tha nga đa, tam ma địa, đà la ni, mạt phộc lý-đa, dĩ sắt-dã di, ê hứ, phộc nhật-lý, câu chi la, câu chi, bá phộc ca, câu la, thi khế, ca bế la kế thi, đát trí tả trí, tổ trí, mô tra nễ ca lý-ca trí, mẫu trí, phộc trí, phộc nhật-lý ni nỉdũ lộ lệ, mẫu câu mẫu câu, tô mẫu tô mẫu, bà la sa la, sa-phổ tra, sa-phổ tra, saphổ tra, sa-phổ tra, ô nễ-dũ đế, tân nga lệ, tả trí, vĩ tả trí, nhập-phộc la, tân nga lệ, tát lý-phộc nỉ phộc, nga noa, bát-la hạ la noa ma dã, tất địa, nại dĩ kế tô lung lỗ, phộc nhật-la, cụ ni, niết-lý trà, sa la, bát-la hạ la ni, la đát-nẵng đát-la dã, nỉ ca la bộ đế, phộc nhật-la đà la, vĩ thấp-phộc sa nễ ca, bát-la hạ đá, bát-la ma lý-na nễ, sa-phộc hạ.

Nếu có người nghe Đà-la-ni này xong, một lòng đọc tụng ghi nhớ thọ trì thì người đó được vào tất cả Tam Muội Mạn Noa La thuộc Thế Gian với Xuất Thế Gian. 
Nếu có người tùy vui cúng dường thì người đó chẳng bị Cấm Chú, các chất độc với tất cả việc đáng sợ gây não hại.



LXXXV. Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương Đại Đà-la-ni

Nẵng mô la đát-nẵng đát la dạ dã. Nẵng mô a lị-da phạ lộ chỉ đế thấp-phạ la dã, Mạo địa tát đát phạ dã, Ma ha tát đát phạ dã, Ma ha ca lô ni ca dã, Đát nễ-dã tha: Bát nột-ma bá ni Sa la, Sa la Ê hệ duệ tứ Bà nga noan Nẵng lị-dạ phạ lộ chỉ đế thấp-phạ la, A lô lực.

Phạn ngữ Chú:

NAMO RATNATRAYÀYA. NAMAH ÀRYA  AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀSATVÀYA MAHÀ  KARUNIKÀYA TADYATHÀ: PADMAPÀNI SARA, SARA EHYEHI BAHAVAN ÀRYA  AVALOKITE’SVARA AROLIK

Bồ Tát Quán Thế Âm bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn! Con do một Pháp mà sinh ra sự yêu thích vui vẻ về Tâm Đại Bi, siêng năng dũng mãnh làm lợi ích an vui, gia hộ cho chúng hữu tình. Pháp ấy là vua của Tự Tâm Minh Vương, tên là Tam Thế Tối Thắng".
Hành trì Chân Ngôn này phát sinh công đức tối thắng, bạt trừ nhất thiết khổ nạn cho chúng sanh, khiến tốc đắc Vô Thượng Giác. Đúng như Quán Âm Bồ Tát tác Bạch với Đức Thế Tôn: 
 “Bạch Đức Thế Tôn! Tâm Chân Ngôn này hay chặn đứng tất cả tật hoạn, hay thành tựu tất cả nghĩa lợi, hay điều phục, hay tăng ích, hay lợi lạc, hay an trụ ở Tam Muội Vô Tướng, hay khiến cho hành nơi nghĩa Không, hay khai mở kho tàng dưới lòng đất, hay trừ tất cả cổ độc và nọc độc của các giống như: Bọ ngựa, nhện, rắn, bò cạp. Khiến cho tất cả hữu tình kính nhớ, hoặc khiến cho người đã chết liền sống lại. Hay hộ giúp những nạn về: sư  tử, cọp, sói, gấu, bi ( gấu lớn ), giặc cướp. Hay phá yểm đảo, chú trớ hoặc thành tựu được Ngọc Như Ý, Hiền Bình, Vũ Bảo Luân (Bánh xe tuôn mưa báu), Kiếm, Chỉ Thần, Hoa Sen, Hoa Man (Tràng hoa), Táo Quán (Lọ nhỏ chứa nước rửa), Niệm Châu (Tràng hạt). Hay làm khô cạn sông biển lớn hoặc thành biện các thức ăn uống của cõi Trời. Hay thị hiện các cung điện của cõi Trời để tự ý thọ dụng. Hay làm chấn động núi Tu Di, hay triệu vời tất cả cây cối. Tùy Tâm muốn làm thì tùy ý đều thành tựu. Xưa kia, con ở trong kiếp Bảo Man Bảo Tràng Di Lặc, thì Pháp đã nói hoặc những điều chưa nói, đều hay thành biện (Làm được, làm xong)".
Hành trì Chân Ngôn này thì bạt trừ tất cả bệnh khổ, tất cả trời rồng quỷ thần chẳng dám xâm hại, mau chóng thành tựu Tất Địa, tiền tài trân bảo ngọc báu luôn luôn đầy đủ, tùy tâm như ý nguyện. Về công năng thần diệu của Chân Ngôn này không thể nói hết. Pháp lập Đàn và pháp thành tựu bí mật thì cứ y như vị Đạo Sư của mình truyền dạy, sẽ thành tựu bất khả tư nghì.



LXXXVI. Vô Lượng Công Đức Đà-la-ni

Nẵng  la đát-na đát-la dạ . Na mạc a lị-dã a di đà  đát tha nga đa , a la-hạt đế, tam miệu cật-tam một đà đát nĩnh tha: A di đế, a di đổ nạp-bà vị, a di đa tam  vị, a di đa  cật-lan đế, a di đa  cật-lan đa nga di nễnga nga na kế lị-để yết lịtát lị-phộc cật-lê sái dương yết-lị duệ sa-phộc hạ.

Nếu mỗi ngày sáng chiều tụng 21 biến thì bao nhiêu nghiệp ác mà người ấy đã gom trong một ngàn kiếp, đều được tiêu trừ, hiện thân gặt hái được sự an ổn khoái lạc.

Nếu có người chí tâm trì tụng một Lạc Xia biến thì sau này, người đó sẽ được gặp Đức Bồ Tát Từ Thị.

Nếu trì tụng hai Lạc Xoa biến, thì sẽ gặp được Bồ Tát Quán Tự Tại.

Nếu trì tụng ba Lạc Xoa biến thì sẽ gặp được Đức Phật Vô Lượng Thọ.

(Lạc Xoa tiếng Phạn là Lakwa, cũng gọi Lạc sa, La khất sử, 1 Lạc Xoa là 10 vạn, 100 lạc xoa là 1 câu chi, nếu giải thích theo thâm nghĩa thì Lạc Xoa nghĩa là kiến chiếu hoặc là thành tựu.)



LXXXVII. Thiên Vương Bảo Tạng Đà-la-ni

Án, tra la khư, tra la khư, tỳ đa la nễ, sa-phạ ha.

Phạn ngữ Chú:

OM- TÀRAKA  TÀRAKA  VIDARADI  SVÀHA
(Theo Đồ Tượng quyển 3 thì Phạn Chú là: OM- DARAGA  DARAGA  VIDARADI  SVÀHÀ)

Pháp Đà-la-ni Thiên Nữ Bảo Tạng ghi là: “Vị Thiên này có đủ uy đức lớn , thần lực không gì sánh, hay ở Thế gian hành các việc thù thắng như: Lay trời động đất, dời núi lấp biển, việc hơn thua trong binh qua đều theo ý chí mà thành. Tiền của, lụa là, vàng, báu chất cao như núi. Hay mãn các nguyện mong cầu về: quan vị, kỹ nghệ, phòng giặc cướp, trị bệnh…. Hình tượng Thiên Nữ, thân khoác áo bào đỏ tía, thắt dây lưng bằng vàng, đi giày ủng màu đen. Tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm Bảo Châu Như Ý, diện mạo đoan chánh sáng tỏ”.

Pháp họa Tượng và kiến Đàn thì cứ theo đúng như Kinh và Chân Sư truyền thụ.



LXXXVIII. Thanh Tịnh Chân Ngôn

Ántruật  đệ nậu thú  đà nẵng   sa-phạ ha.

Phạn ngữ Chú: 

OM- ‘SUDDHE  NU’SÀDDHA  NÀYA  SVÀHÀ.

Do tụng Chân Ngôn nàyba nghiệp liền được thành thanh tịnh, sau đó dùng nước Pháp công đức rưới tắm thân rồi mới Kiết Ấn phụng thỉnh chư vị Bổn Tôn theo pháp tu của mình. 



LXXXIX. Quán Tự Tại A Ma Tai Chân Ngôn

Chân Ngôn này có Thần Lực lớn, hay diệt tất cả Nghiệp Chướng của chúng sinh, mau được Thần Nghiệm, mong cầu như ý. Quán Tự Tại Bồ Tát thuyết Chân Ngôn:

Nẵng mô la đát nẵng đát la dạ dã. 
Nẵng mạc a lý dã phộc lộ chỉ đế thấp phộc la dã, mạo địa tát đát phộc dã, ma hạ tát đát-phộc dã, ma hạ ca lỗ nê ca dã. 
Đát nễ dã tha: A ma tai, bát la ma tai, vĩ ma tai, đa la tai, tam bát la bỉ dã tai, y lý ninh, chỉ lý ninh, cát lý ninh., a lỗ hạ ninh, nễ lỗ hạ ninh, đà la ninh, đà la ninh, đà bả ninh, a phộc đa la ninh, tát phộc đa la ninh, lệ bả ninh, a lệ bả ninh, nẵng pha nẵng pha nẵng pha ninh, nẵng noa nẵng noa nẵng noa, ninh trụ trụ ninh, sa mật lật điện đổ minh, a xá ma nẵng, bả la bố lý đà ninh diễn. Nẵng mạc a lý dã phộc lộ chỉ đế thấp phộc la dã, sa-phộc hạ.

Phạn ngữ Chú:

NAMO RATNA-TRAYĀYA NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚSVARĀYA BODHI-SATVĀYA, MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA. 
TADYATHĀ: AVAṬAI PRAVAṬAI VIVAṬAI TARAṬAI SAṂPRAVYEṬAI, ILINE KILINE KILINE, ARUHANE DIRUHANE, DHARANE DHARANE DHAPANE, AVATARANE SARVA-TARANE, REPANE AREPANE, NAPHA NAPHA NAPHANE, NAḌA NAḌA NAṆḌA, NEḌO ḌONE, SA-MṚDHYAṂ ME, AŚAVANA PARAPURIDHANEYAṂ. 
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA, SVĀHĀ.

 Nếu người trì tụng Chân Ngôn này, ở nơi nhàn tĩnh, hoặc A Lan Nhược, ở trước Tháp Xá Lợi an đặt Quán Tự Tại Bồ Tát, tùy sức cúng dường, trong sạch tắm gội, ăn thức ăn Tịnh, một mình ở Đạo Trường, một này một đêm trì niệm, đến sáng sớm thì Đại Thánh sẽ thấy, các Nguyện mãn túc, mọi người yêu kính, được Túc Mệnh Trí, hay chứng mười Địa, Tam Muội hiện tiền. Nếu phạm tội nặng năm Nghịch thì hai ngày hai đêm sẽ thấy.
 Nếu người muốn trì Chân Ngôn này, cầu thấy Quán Tự Tại Bồ Tát thời Nghi Quỹ: Kết Hộ, Gia Trì, cúng dường… đều y theo Đại Giáo Tô Tất Địa Kinh với thứ tự đã nói trong Kim Cương Đỉnh Du Già.



LXXXX. Thập Bát Tý Đà-la-ni

Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Chúng sinh ở Thế Gian mê mờ nơi Thật Trí mà luân hồi trong ba cõi, chẳng hề biết gốc rễ của khổ đau. Đem thân, khẩu, ý của mình tạo ra bốn tội nặng. Người như vậy thật là đáng thương! Ta có Thập Bát Tý Đà-la-ni. Nếu có chúng sinh có được Đà-la-ni này và thường trì tụng thì tất cả tội nghiệp căn bản của người đó thảy đều tiêu diệt, lại hay gom chứa vô lượng Công Đức” . Thời Đức Thế Tôn liền nói Thập Bát Tý Đà-la-ni là:
1_ Na mô a di đa bà dã (NAMO AMITĀBHÀYA) 
2_ Đát tha nga đa dã (TATHĀGATĀYA) 
3_ A la-hạt đế, tam miệu ngật-tam một đà dã ( ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA) 
4_ Na mạc a lị dã, phộc lộ cát đế thuyết la dã (NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA) 
5_ Mạo địa tát đỏa dã (BODHI-SATVĀYA) 
6_ Ma hạ tát đỏa dã (MAHĀ-SATVĀYA) 
7_ Ma hạ ca lỗ ni ca dã  (MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA) 
8_ Đát nãnh tha (TADYATHĀ) 
9_ Án, tam mãn đá bán nại-lị  (OṂ_ SAMANTA-BHADRE) 
10_ Tam mãn đa phộc lộ cát đế (SAMANTA AVALOKITE) 
11_ Vĩ thi sa ca lị (VIŚASKARI)
12_ Vĩ tắc-bố tra nễ (VISPHOṬAṆI) 
13_ Độ na, bá ba, vĩ đa lị-cương (DUNAPĀPA VITARIKAṂ) 
14_ Ma ma tát lị-phộc tát đỏa nan tả  (MAMA SARVA-SATVĀNĀṂ CA) 
15_ Bà nga phộc na lị-dã, phộc lộ cát đế thuyết la (BHAGAVAN ĀRYA-AVALOKITEŚVARA) 
16_ Phộc la mạt lệ, phộc la mạt lệ (VARA-MALE VARA-MALE) 17_ Tắc-phổ tra nễ, tắc-phổ tra nễ  (VISPHOṬAṆI VISPHOṬAṆI) 
18_ Đạt kế, đạt kế  (DHAṬI DHAṬI) 
19_ Ổn độ nễ ca mô kế chỉ ( UNDUNI KARMAṬITI) 
20_ Phộc thi ca la ni (VAŚA KARAṆI) 
21_ Tát lị-phộc nạp sắt-tra na phộc lị-nhạ dã  (SARVA-DUṢṬĀNĀṂ PARIJAYA) 
22_ Vĩ phộc lị-nhạ dã  (VIPARIJAYA) 
23_ Tát lị-phộc nạp sắt-tra  (SARVA-DUṢṬA) 
24_ Phộc thiết ma na dã, sa-phộc hạ  (PRAŚAMANAYA SVĀHĀ) 
25_ Hạt la, hạt la (HARA HARA) 
26_ Tả la, tả la (CARA CARA)
27_ Bát tả, bát tả (PACA PACA) 
28_ Phộc thi cô lỗ (VAŚAṂ KURU) 
29_ Tát lị-phộc bộ đa nan phộc, sa-phộc hạ (SARVA BUDDHĀNĀṂ VA _ SVĀHĀ)




LXXXXI. Năng Mãn Chư Nguyện Hư Không Tạng Bồ Tát Tối Thắng Tâm Đà-la-ni

Nam mâu a ca xả yết bà gia. Án a lợi ca ma lợi mộ lợi toa phộc ha.

Phạn ngữ Chú:

NAMO ĀKĀŚA-GARBHĀYA _ OṂ ARI KAMARI MURI _ SVĀHĀ.

Đà-la-ni này là chỗ mà tất cả chư Phật đời quá khứ hiện tại đồng nói. Nếu người hay thường tụng Đà-la-ni này thì năm tội Vô Gián, tất cả tội chướng từ vô thuỷ đến nay thảy đều tiêu diệt, thường được tất cả chư Phật Bồ Tát cùng chung hộ niệm, cho đến chưa thành Phật thì nơi được sinh ra, luôn được Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva) tuỳ thuận thủ hộ, khiến các hữu tình thường thấy nơi vui thích, Thiện Nguyện của các Hữu không có gì chẳng đầy đủ, tất cả tai vạ đau khổ thảy đều tiêu trừ, thường sinh làm Người, Trời chẳng bị rơi vào nẻo ác. Đời đời sinh ra thường nhớ Túc Mệnh, giả sử chẳng gia thêm Pháp chỉ hay thường tụng, đều được Phước như vậy.

Về Ấn Khế, họa Tượng, kiến Đàn... hành giả nên y chỉ theo sự truyền dạy của vị Thượng Sư của mình thì sự thành tựu với lợi ích không thể nghĩ bàn.



LXXXXII. Địa Tạng Bồ Tát Ký Biệt Chương Cú Đại Đà-la-ni

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Thệ Nguyện Độ Chư Chúng Sinh có dạy:
Bấy giờ Địa Tạng Bồ Tát bạch Đức Thế Tôn: “Thế Tôn! Con sẽ cứu độ bốn thiên hạ này. Tăng trưởng Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di tăng trưởng thọ mệnh, hộ niệm tăng trưởng thọ mệnh, thân không có bệnh tật, tăng trưởng sắc đẹp sức mạnh, tăng trưởng danh tiếng, tăng trưởng Tư Nghiệp, tăng trưởng bạn thân, tăng trưởng quyến thuộc, tăng trưởng Tín Giới, tăng trưởng Đa Văn, tăng trưởng nơi Bố Thí, tăng trưởng Nhẫn Nhục, tăng trưởng phương tiện, tăng trưởng Học Ý với các Thánh Đế, tăng trưởng người ở Đại Thừa với tất cả Diên Đạo, tăng trưởng Pháp Tướng chân thật chiếu sáng, tăng trưởng thành tựu tất cả chúng sinh, tăng trưởng phát Từ Bi Hỷ Xả rộng lớn, tăng trưởng tất cả Tịnh Pháp, tăng trưởng Diệu Xưng Danh Văn Tam Giới, tăng trưởng mưa Pháp thấm dòng chảy Tam Hữu, tăng trưởng Đại Địa với tất cả mùi vị của vật, tăng trưởng hết thảy nghiệp lành của chúng sinh, tăng trưởng Pháp Khí với vô số Phước Hạnh, tăng trưởng Trí Tuệ thảy đều chiếu sáng, tăng trưởng lối nẻo Sở Hạnh của sáu Ba La Mật, tăng trưởng năm lọai mắt thông đạt không ngại, tăng trưởng Quán Đỉnh, tăng trưởng Niết Bàn, tăng trưởng uy đức chiếu sáng tất cả Pháp chưa từng có, mọi Đức cứu cánh, Ký Biệt Chú Thuật Đà-la-ni Chương Cú. 
Con ở nơi hằng hà sa chư Phật đời quá khứ thảy đều thọ trì Chú của nhóm như vậy, tăng trưởng Pháp đầy đủ Bạch Tịnh; tăng trưởng hạt giống, gốc rễ, cọng, hoa, quả, tất cả thuốc, lúc đậu; tăng trưởng mây, mưa, nước, lửa, gió; tăng trưởng Phước Lạc, tăng trưởng tài vật, tăng trưởng vô lượng quả báo tối thắng, tăng trưởng cơ nghiệp. Chú này có lợi ích hay trừ tất cả khổ não trói buộc".
Liền nói Chú là: 
1_ Diêm phù 
2_ Diêm diêm phù 
3_A xá diêm phù 
4_ Bà ca la diêm phù 
5_Am bà diêm phù 
6_Tỳ la diêm phù 
7_Bà đồ la diêm phù 
8_A lô già diêm phù
9_Đạt ma diêm phù 
10_Bà tra ma diêm phù 
11_Bà đế gia ni lê , a la diêm phù 
12_Tỳ bà bà lô già phản ma diêm phù 
13_Ưu bà xá ma diêm phù 
14_Ưu ba xá ma diêm phù 
15_Na na na diêm phù 
16_Đồ na bà mưu trí la na diêm phù 
17_Tỳ thi lê dạ na diêm phù 
18_Xa đa bà diêm phù 
19_Bà già tu chí ma hề lợi 
20_Đà di 
21_Huyền di 
22_Già ca la tư 
23_Già ca ma tư lê 
24_Sái lợi 
25_Hề nghi 
26_Ca la bà bà bà đế 
27_A lê ba la tỳ 
28_Bà già la bà đà di 
29_La già đà di 
30_Ba la già già già hề lê 
31_Ma lê 
32_Y ca tha tha xí 
33_Tha khưu lâu 
34_Thát lê 
35_Xá lê 
36_Di lê 
37_Ma bản 
38_Đa bản 
39_Cưu lê 
40-Di lê 
41_Ương cửu chi đa tỳ 
42_Át lê 
43_Đế lê 
44_Ba la đế lê 
45_Xoa tra khổ bà lê 
46_Chân kỳ chân 
47_Chân cầu lê 
48_Hưu lâu, hưu lâu, hưu lâu 
49_Cưu lâu đâu di lê
 50_Di lê bản 
51_Bà đồ bà khả la 
52_Khuy khuy lê 
53_Lô lưu lô lâu lưu 
54_Bà bà đồ tỳ 
55_Luân đàn di 
56_Tư bà ha 
57_Ma ha phục đà ca lâu sa tỳ luân đàn di di, tư bà ha 
58_Ca lâu sa la ba tỳ luân đàn di, tư bà ha 
59_Ca lâu sa ô đồ tỳ du đàn di, tư bà ha 
60_Tát bà ha xa bà lợi phú la đàn di, tư bà ha 
61_Tát bà bà tư gia tam ba đà di di, tư bà ha 
62_Tát bà đa tha a trật để , tư bà ha 
63_Tát bà bồ đề tát đỏa, a trật để a nguyên địa để, tư bà ha.

Phạn ngữ Chú:

ĀRYA KṢITI-GARBHA BODHI-SATVĀYA DHĀRAṆĪ NAMO RATNA-TRAYĀYA. 
NAMAḤ ĀRYA-KṢITI-GARBHA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA .
TADYATHĀ: KṢAṂ-BHU, KṢAṂ-BHU, KṢUD KṢAṂ-BHU, ĀKĀŚA KṢAṂ-BHU, VĀRAKA KṢAṂ-BHU, ABHŪ KṢAṂ-BHU, VAIRA KṢAṂ-BHU, VAJRA KṢAṂ-BHU, ĀLOKA KṢAṂ-BHU, DAMA KṢAṂ-BHU, SATYĀMA KṢAṂ-BHU, SATYA NIRHĀRA KṢAṂ-BHU, VYAVALOKA KṢAN VĀ KṢAṂ-BHU, UPAŚAMA KṢAṂ-BHU, NATANA KṢAṂ-BHU, PRAJÑĀ SAṂBHUTI RAṆA KṢAṂ-BHU, KṢAṆA KṢAṂ-BHU, VIŚĪLYA KṢAṂ-BHU, ŚĀSTĀLĀVA KṢAṂ-BHU, VYĀḌA SUṬA MAHILE DĀHILE DAME ŚAME, CAKRĀSI CAKRA MAṢILE KṢILE BHĪRE, HIRE GRAḤ SAṂVALA VṚĀTE RATNA PĀLE CA CA CA CA, HĪRE MILE EKĀRTHA THAḤKHE THA GOLO, THALE THALE MILE, BĀṬHE TĀḌE KULE KU MILE, AMILE AÑGO CITTĀVI, ARI GILI PARAGILI KUŚA ŚAMALE, JAṄGE JAṄGULE, HURU HURU HURU HURU, STU-MILE MIMĪLEḌHE ŚAMILE TARE BHĀ DADA HĀRA, HĪRA HĪRE, HURU HURU NU, BHĀVA RAJA VIŚODHANE SVĀHĀ.
KALIYUGA VIŚODHANE SVĀHĀ
KALUṢA MANA VIŚODHANE SVĀHĀ
KALUṢA MAHĀ-BHŪTA VIŚODHANE SVĀHĀ
KALUṢA RASA VIŚODHANE SVĀHĀ
KALUṢA OJA VIŚODHANE SVĀHĀ 
SARVA ĀŚA PARIPŪRAṆI SVĀHĀ
SARVA SASYA SAṂPĀDANE SVĀHĀ
SARVA TATHĀGATA ADHIṢṬHITE SVĀHĀ
SARVA BODHI-SATVA ADHIṢṬHITA ANU MODITE SVĀHĀ
 

Trên đây là những Chân Ngôn Bí Mật thâm diệu đệ nhất trong Mật Tạng, với Thiền Tư trong hành dụng Bí Mật Tâm Mandala mà Sư Phụ đã chọn ra, để cho con cùng với huynh đệ Kim Cương có thể ứng dụng hành trì. Nhưng có những Chân Ngôn bí mật thì con và chư huynh đệ Kim Cương không được vượt Tam Ma Da. Nếu vượt Tam Ma Da thì hiện tại Phước Trí không còn, mất đi tất cả quả vị tu chứng, rơi vào hố thẳm quyền năng của ma quỷ yêu tinh, chết đọa vào địa ngục không kịp trở tay, sẽ chịu sự thống khổ cực cùng vô lượng vô biên kiếp. Chân Ngôn là đại Pháp bí mật nhất của Tam Thế Như Lai, chúng con cần phải thọ trì, thọ trì để tốc đắc Tất Địa đệ nhất, tốc thành tựu Tam Ma Địa đệ nhất, tốc giáng phục Tam Thế đệ nhất, tốc hàng phục chúng Ma đệ nhất, tốc thiệu long Thánh chủng đệ nhất, tốc kiến lập Đạo Tràng đệ nhất, tốc viên Thành tuệ giác vô lậu đệ nhất, tốc chuyển phàm thân thành Kim Cương Thân đệ nhất, tốc chuyển phàm trí thành Thánh trí đệ nhất, tốc vận hành bánh xe Chánh Pháp lợi ích chúng sanh đệ nhất, tốc bước lên thuyền Bát Nhã đệ nhất, tốc vào nhà Vô Vi đệ nhất, tốc đắc Giới Định Đạo đệ nhất,  tốc chứng tất cả thần thông, phương tiện, công đức... của chư vị Bổn Tôn đệ nhất, tốc đắc tùy tâm tự tại vãng sanh đệ nhất về cõi nước Tịnh Độ của mười phương Chư Như Lai, tốc chứng ngộ Nhất Sanh Bổ Xứ đệ nhất mà độ hóa muôn loài vô quái ngại. Chân Ngôn là phương tiện tối thắng bí mật đệ nhất của chư vị Thánh Tôn, là chỗ gia trì tối hậu đệ nhất của Tam Bảo và Thiên Long Hộ Pháp, là nơi hành dụng hi hữu đệ nhất để con sớm viên thành Bồ Đề Tâm của mình, là chỗ đệ nhất mà tất cả chúng sanh đều phải y chỉ quy hướng, là thần lực đệ nhất với phương tiện thù thắng của Chư Phật rộng độ tất cả hàm linh, là nơi có thể ban vô tận công đức tạng đệ nhất cho chúng sanh, là nơi có thể tận diệt tất cả những sự thống khổ đệ nhất của chúng sanh trong pháp giới, là nơi bạt trừ nhất thiết chướng ngại đệ nhất của muôn loài, là nơi có thể chữa lành tất cả bệnh khổ đệ nhất cho chúng sanh, là nơi có thể ban vô tận trân bảo như ý nguyện đệ nhất cho muôn loài hàm sanh, là biển tịch diệt đệ nhất mà chư Thánh giả phải tắm gội, là Cam Lồ đệ nhất tẩy trừ tam độc, là nơi đệ nhất hủy diệt tất cả sự nhiễm ô của sanh chúng pháp giới, là phương tiện cứu cánh đệ nhất để con thành tựu Thập Thân, là cửa ngõ vi diệu đệ nhất để con sớm viên thành Ngũ Trí, là chìa khóa hi hữu đệ nhất để con bước vào Kho Tạng Bí Mật của Chư Như Lai thành tựu thần lực- phương tiện- Phước Trí nhị nghiêm cùng thắng giải vô biên, là mặt trời đệ nhất soi đường cho chúng sanh vượt khỏi hố thẳm tà kiến, là Thanh Kiếm Vô Năng Thắng đệ nhất để chặt đứt tất cả triền phược của chúng sanh, là đạo lộ an lành tối thắng hi hữu đệ nhất để con thành Phật ngay trong đời này! Đúng như trong Bồ Đề Tâm Luận có nói rằng: 

"Chỉ có cái thật trong Chân Ngôn pháp 
Sự thật ấy được dạy qua bằng Chân Ngôn 
Ngoài việc Tức Thân Thành Phật ra 
Vì thân này cũng chính là thân Phật 
Nói đây là pháp Tam Ma Địa 
Hãy quán pháp Minh Tưởng (Tâm Thành Một) 
Đối với các lời dạy trong ấy 
Không khiếm khuyết với những lời dạy khác". 

Con hãy nhận lãnh tất cả những Chân Ngôn bí mật đệ nhất đó, hãy hành dụng tương ưng với những Chân Ngôn bí mật ấy, hãy thể nhập nhất như với những Chân Ngôn thâm diệu tối thắng này! Đại Tâm của con? Hãy biến nó thành biển cả, Chân Ngôn như nước biển nuôi dưỡng tất cả chúng sanh trong đấy mà không có gợn chút sóng phân biệt! Hãy ôm trọn chúng sanh vào lòng như người Mẹ hiền thương con đỏ của mình! Hãy xem mình là trái tim của tất cả chúng sanh, và bất nhị với Bổn Tôn tối thượng, vị Đạo Sư là hơi thở của con! Đây là thời khắc quyết định giữa kẻ trí và người ngu, giữa sanh tử và giải thoát, giữa thanh tịnh và nhiễm ô, giữa Đại Tâm rộng lớn và tục tử vô văn... Hãy quyết định như sấm sét! Hãy là một hành giả Kim Cương đích thực! Hãy chuyển tất cả các Pháp với trí tuệ đích thực! Hãy là một hành giả của Pháp đích thực! Hãy là viên Minh Châu quang nhiếp Đại thiên chi Giới để mô phạm và dắt dìu chúng sanh đến bờ giác ngộ! Hãy dùng chí đại hùng đại lực đại trượng phu mà giết giặt phiền não chứng ngộ Vô Sanh! Hãy kiên định với Đại Tâm bất thối! Hãy dùng Bí Mật Đại Pháp Tối Thượng mà phá đi cảnh giới u tối của muôn loài! Hãy phá tất cả xích xiềng trói buộc bằng Tam Mật Tương Ưng! Chớ đi lầm đường mà rơi vào rừng rậm Ma ý! Chớ trở thành quyến thuộc bè đảng của ác Ma! Chớ vượt khỏi Tam Ma Da - Mật Giới! Chớ lìa khỏi những sự chỉ dạy này!  Đừng đi lạc đường! Chớ nhảy vào vực thẳm!

A Bi La Un Ken

  _________ೋ-_۞_-ೋ_________
 
Sư Cô xúc động vô cùng, đôi mắt ngấn lệ trào dâng như một biển Đại Bi sâu thẳm, thệ nguyện với Mật Giới Kim Cương trước Sư Phụ Long Viễn- Vị Thầy bi mẫn của mình: Cô sẽ hiến mình cho Pháp và trở thành một hành giả Kim Cương đúng như Pháp... Sư Cô chí thành đảnh lễ cúng dường tạ pháp, sau đó lui ra.