Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

HUẤN THỊ CHO MỘT HÀNH GIẢ CAO CẤP (Phần I)

Mt bui chiu vào thu, mt v hành gi đã tìm đến Sư Ph Long Viễn đ thnh ý mt s thc mc v pháp hành ca mình. Trong các se lnh ca mùa thu bên b sui, Sư Ph, mc dù đang an tht bán phn nhưng cũng rt t bi tiếp v hành gi y, đ giúp v y phá nghi, viên chng cùng tt vic xoay li chính t tánh ca mình. Sau đây là đon hi thoi ca v hành gi, đ t và Sư Ph Thượng Long H Vin

1T TÁNH TI PHƯỚC

Hành gi: Thưa Sư Ph, trong câu chuyn Sư Ph k v Thin sư Cao Phong Diu vi 2 ln gp Ngài Vi Đà, ln th nht Thin Sư Cao Phong Diu đã sinh tâm cng cao do mình tu tt nên H pháp Vi Đà mi đến cu, nên Vi Đà H pháp đã hin thn sân và tuyên b tám vn đi kiếp s không h pháp cho Thin Sư. Nhưng sau đó, Ngài Cao Phong Diu sanh tâm h thn, và sau đó Ngài h thn vi chính mình và quyết chí tu tp tiếp như trước đây thì, ngay lp tc ngài Vi Đà đến h Pháp cho ông y, ch này là ti phước vn không khi mình xoay tâm li phi không, thưa Sư Ph?

Sư Ph: Đúng ri con, con đã hiu ri đó. Khi mình làm cái gì, mình quán chiếu mình, giác li ni tâm ca mình thì ngay lp tc bao nhiêu nghip chướng t vô lượng tan rã hết. Cho nên, trong thế gian, nếu con biết dng thế gian đ con tu, con biết dng, ví d như cuc sng gia đình, mình chp th con cái, … nhưng mt thi gian nếu như con biết dng công con tu, con quán Vô Thường, con quán 6 Xúc X, con quán Duyên Khi thì con thy rng tt c đu là duyên, lúc by gi con s thy ti sao t xưa đến nay cuc sng ca phàm phu mình c chp th rng đây là cuc sng ca chính mình và mình còn xem trng hơn chính mình nhưng mà khi con quán mt thi gian con xem như là mt cun phim thôi! Và con ch là người din trong vai đó! Lúc by gi con thy như thế thì con mm cười thôi. Mình s thy rng ging như là gic mơ này con s tnh dn, tnh dn tng bước, khi mà con biết ng dng cuc sng, đi vào công phu tu tp. Tc là nhng vic thường tình, đi duyên xúc cnh trong cuc sng, nếu con biết dng, con quán cái cm th, ri con quán 3 cái tâm: Tâm quá kh, Tâm hin ti và Tâm v lai, thì tâm nào được cái vic này, con quán chiếu như thế! Như trong kinh Kim Cang Đc Pht đã dy rt rõ: “Như Lai nói các th tâm đu chng phi tâm, đó gi là tâm. Ti sao thế? Này Tu B Đ! Tâm quá kh không th được, tâm hin ti không th được, tâm v lai không th được.”

Đó, tiếp đến, con quán chiếu rng nhng hành đng ca quá kh đã chm dt. Thế thì, ti sao mình li c chế tâm, tro hi tâm, tuôn trào tâm? Cho nên con biết có nhng v mt khi đã phá gii ri thì s c nim phá gii nó khiến h không th yên, thm chí v y có th hc máu tươi, hoc khi nhp đnh v y có th b điên lon, mt trí và không nhp đnh được. Ch này là bi vì h không có th thy được rng:

 Ti tánh vn không, do tâm to

Tâm nếu dit thì ti dit vong

Ti vong tâm diệt thảy đều không

Thế mi tht là chơn sám hi

Cho nên con thy rng, chính cái Tâm này, là k ch mưu. Ý nim ca nó, nó là cái thng sai x. Nó cho đây là thin là bt thin. Ri nó đnh hình, đóng khung tư tưởng cái thin; ri nó lại đóng khung cái tư tưởng bt thin... Chính vì nó đã đóng khung cái tư tưởng đó cho nên khi to nghip, ngay lp tc v y luôn ám nh, không quên. Và vì thế, cái Nghip đó nó mi thành hình vì Nghip là hành đng to tác có ch ý. Còn hành đng to tác không có ch ý thì không gi là Nghip, mà gi là là vô tác. Cho nên khi chúng sinh to nghip thì có ý nim chp th. Do cái ý nim chp th này mà chúng sanh trôi ni. Chính vì thế, khi mà con tu, con dng công quán chiếu quay tr li: Cái tâm quá kh phi mình không? Cái tâm hin ti phi mình không? Cái tâm v lai phi mình không? Hoàn toàn không! Nó ch là mt dòng chảy tương tc của tâm - ý - thức mà thôi. Thế thì ti sao trong cái dòng tương tc này mình li có mt cái móc câu đ mình lôi mình li? Cho nên con dùng cái tâm đó đ con đi vào trong thin đnh. Và mc đích ca vic con quán 6 Xúc X cũng vy. Đ con dit tr tt c các chướng ngi, nht là nghip chướng, nó xâm chiếm con rt là ghê gm. Cho nên khi mà con quán chiếu thy rõ như tht thân này là không, tâm này là không, và thân không - tâm không qua tng th lp. Và nương theo công phu liên tc hng ngày ca con, dn dn tiến trin con s ng t t. Và khi ng dn, ng dn vn đ đó, thì t dưng con ging như người thay da, đi xác.





Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

     BÀI CA TỊNH ĐỘ

                    --------------ೋ•-----------

Bài ca Tịnh Độ, Tịnh Độ hề!

Mênh mông cõi mộng không người

Tàn canh mưa gió lạnh

Dưới đèn khuya một bóng

Lệ thầm rơi

Suy tư kiếp sống luân hồi

Tìm phương giải cứu muôn loài khổ đau

Thời gian tấc bóng qua mau

Đạo mầu tám vạn bốn ngàn lối đi

Lối nào tắt nhất: Thần uy?

Lối nào giải thoát tức thì chúng sanh?

Lối nào thành Phật thật nhanh?

Lối nào ứng hợp căn lành cõi đây?

Suy tư lệ đốt thân này

Trùng dương sóng cuộn qua mây

Đại tâm bùng nổ

Hùng thiên kiên quyết

Hoành xuất tam giới ngay đây

Chí trượng phu dọc ngang trời thẳm

Dù chỉ còn da bọc với thây

Thệ tinh tấn

Phát Bồ Đề

Tịnh Độ quyết sanh phải sanh về!

Hư không vỡ

Trời đất tan

Khứ lai bất khứ tuyệt Tịch- Quang

Nội hàm không một vật

Tinh khôi Tâm tức Phật

Nguyên Minh giác liễu Tánh chân thật

Tây Phương hề

Quyết phải về

Nương thuyền Phật nguyện vượt bến mê!

Chúng sanh hề

Hãy quay về

Di Đà mười niệm Bồ Đề hiển ngay!

Liễu không?

Không liễu?

Thân này là ma?

Tâm duyên nguồn ác tạo ra

Luân hồi muôn kiếp 

Ái chà... sao đây?

Diêm Vương nghiệp Kính soi ngay

Không lời chối cãi, biện bày ích chi?

Ngục Tốt lập tức thực thi

Hành hình những kẻ bất nghì không tu

Thiên thu mãi mãi ngục tù

Thiên thu thọ khổ 

Thiên thu luân hồi

Sen vàng nếu chẳng lên ngôi

Di Đà chẳng niệm, uổng rồi nhân thân!

Phàm phu muốn đắc Kim Thân?

Thánh nhân muốn độ hết phần phàm ngu?

Tịnh Độ nếu chẳng quyết tu

Nghiệp ác khó thoát, vô minh khó trừ

Nay nương Đại nguyện thuyền Từ

Đốn siêu Tam Giới, càn khôn xuất liền

Chứng ngay Đại Hạnh Phổ Hiền

Chứng ngay Bất thối- Pháp Thân Di Đà

Tàn canh điểm

Tấc bóng qua

Khắp khuyên đại chúng Ta Bà

Đồng lòng tinh tấn niệm Di Đà

Phá rách lưới ma

Hoại giặc sanh tử

Vạn thiện, Lục Độ đồng quy tụ

Quy nguyên trực chỉ hãy truyền nhau

Pháp mầu đệ nhất

Đúc kết một đời Đức Phật:

Tối thượng đệ nhất choàng đủ ba căn

Thắng xa tất cả Luật, Giáo, Thiền Tông

Dẫn Tam Thừa, Ngũ Tánh đồng quy cõi Tịnh

Đưa thượng Thánh hạ phàm đồng chứng Chân Thường

Chín cõi chúng sanh lìa Pháp này thì trên chẳng thể viên thành Phật quả

Mười phương chư Phật lìa Pháp này dưới chẳng trọn lợi khắp quần sanh

Thắng nghĩa đành rành

Ngàn Kinh - Luận chỉ

Tịnh môn đại Pháp bất tư nghì:

Siêu tình ly kiến

Tuyệt đãi viên dung

Duy Tâm

Duy Phật

Tứ chánh Tông: Nhất cú Di Đà.

Khắp khuyên Tam giới một nhà:

Thật vì sanh tử

Phát tâm Bồ Đề

Lấy Tín, Nguyện sâu

Trì danh hiệu Phật.

Thệ lòng tinh tấn

Đại Chí Đại Hùng

Thệ không thoái chuyển

Đại Từ Đại Bi

Thệ thành Phật đạo bất tư nghì

Thệ cứu sinh chúng Liên Trì đồng sanh

Nhất niệm tâm thành

Nguyện cầu Phật quang nhiếp thọ

Nhất niệm tâm thành

Nguyện cầu Di Đà thọ ký.


                       Đêm Đà Lạt 21/7/2021        

             ---- Thích Long Viễn----




Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

ANH THẤY KHÔNG?

            --------------ೋ•------------

Trời Không trăng sáng

Soi bóng Ta Bà

Phá hủy căn nhà

Thợ xây muôn kiếp

Biến thành Sáu Phép

Trí tuệ Tam Minh

Quét hết Lục Tình

Phá tan cõi mộng

Tứ Ma không bóng

Tuyệt tích muôn đời

Khổ não chơi vơi

Vô Sanh nuốt trọn

Trăng soi khắp chốn

Anh có thấy chăng?

Kia là ánh trăng!

Ánh trăng? Ánh trăng?

Ánh trăng không bóng

Ánh trăng thành sóng

Rớt xuống mất rồi

Địa ngục lên ngôi

Luân hồi mãi mãi

Anh ơi dừng lại!

Dừng lại nghe anh!

Dừng lại thật nhanh

Cả Tâm, Ý, Thức

Anh đang bên vực

Hố thẳm nghìn trùng

Tiến, thoái đều chết

Đứng lại càng mệt

Vậy phải làm sao?

Tặng anh lối vào

Anh có thấy không?

      ೋ- Thích Long Viễn-




Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

 

CHÚNG SANH TRANH ĐẤU VÀ ĐAU KHỔ DO ĐÂU?

(Sư Phụ Long Viễn khai thị cho Đại Chúng Chùa Phật Đảnh Bảo Vương, trích trong Bát Thánh Đạo Và Kinh Nghiệm Thực Hành)


***

Mở đầu tham vấn vua trời Đế Thích mà thế gian gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế đã thưa thỉnh, bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng:

“Bạch Thế Tôn, các loại trời, người, A-tu-la, Kiền-đạt-hòa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi có bao nhiêu kết sử?”

Đức Thế Tôn nghe xong, đáp:

“Này Câu-dực, các loại trời, người, A-tu-la, Kiền đạt hòa, La-sát và các chủng loại khác, mỗi mỗi đều có hai kết là bỏn sẻn và ganh tị. Mỗi chủng loại ấy đều nghĩ rằng: ‘Mong sao ta không gậy, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, không đấu, không khổ, sống trong an lạc.’ Chúng tuy nghĩ như vậy, nhưng vẫn có gậy, có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ mà không sống trong sự an lạc.”

 Câu Dực là tên gọi mà Đức Phật hay những vị Thánh Đệ Tử thường gọi tên Thiên Chủ. Câu hỏi đầu tiên dụng ý Thiên Chủ muốn hỏi rằng: Tất cả chúng sinh có bao nhiêu kiết sử? Chúng sanh thì có nhiều phiền não, nhiều ái kiết, làm sao biết? Làm sao thấy? Làm sao thắng tri? Ngoại trừ người đã đoạn trừ chúng, đã vượt qua chúng với con mắt trí tuệ! Và người ấy chỉ có thể là Đức Phật mà thôi. Và câu trả lời của Đức Thế Tôn đã phá nghi, đoạn hoặc, khiến Thiên Chủ vô cùng hoan hỷ.

Đức Thế Tôn dạy: Có 2 kiết sử. Thứ nhất là bỏn xẻn và thứ hai là ganh tỵ. Chính hai kiết sử này đã tạo nên chúng sanh, đã trói buộc khiến cho chúng sanh không thể giải thoát. Câu hỏi này thật sự rất cao sâu, ý vua trời muốn hỏi rằng: Chúng sanh do đâu trói buộc? Do đâu có phiền não? Gốc rễ của chúng sanh Tam giới nhân đâu khởi hoạt với căn bản?... Nhưng bằng câu hỏi ngắn gọn tinh túy vô cùng: Tất cả chúng sinh có bao nhiêu kiết sử? Và Đức Thế Tôn và đúng là chỉ có Thế Tôn với tuệ nhãn siêu việt thế gian mới có thể phá nghi được cho Ngài. Chính 2 kiết sử là bỏn xẻn và ganh tỵ đã tạo nên những chúng sanh đúng nghĩa, đã khởi hoạt với sự trói buộc chúng sanh khiến họ mãi mãi trôi lăn trong Lục đạo, tranh đấu với nhau, đấu tranh với nhau hay tập khởi sự ái luyến gom về mọi sự đắm say để rồi triển chuyển luân hồi bất tận, tập khởi khổ đau. Chính luân hồi và khổ đau tập khởi cho nên có kết, có oán, có nhuế, có tranh, có đấu, có khổ, ngập chìm trong biển vô minh, mãi mãi không có ngày thoát khỏi. Câu hỏi quá cao siêu phải không? Quá trí tuệ phải không? Chính hai kiết sử bỏn xẻn và ganh tỵ này là tập khởi của chúng sanh, mà tập khởi của chúng sanh là tập khởi luân hồi, mà tập khởi luân hồi là tập khởi của ái, tập khởi của ái là tập khởi của sanh y, tập khởi của sanh y là tập khởi của bỏn xẻn và ganh tị, tập khởi của bỏn xẻn và ganh tị là tập khởi của sầu bi khổ ưu não oán kết sân nhuế đấu tranh... tập khởi của sầu bi khổ ưu não oán kết sân nhuế đấu tranh... là tập khởi của khổ vậy. Nên chúng sanh mãi mãi không thể nào thoát khổ, không thể đoạn tận khát ái và chấm dứt luân hồi, bởi những nguyên nhân đó vậy.

***




Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

     QUYẾT NGHI CHÁNH TÀ

_Đạo lộ chứng ngộ thực tánh các pháp và thực tướng Chân Ngôn_

Đây là một đoạn Pháp thoại ngắn mà Sư Phụ Long Viễn phá nghi và hướng đạo cho đệ tử của mình.

...

Đệ tử hỏi:

-  Kính bạch Sư Phụ! Bậc tu hành khi thể nhập trí Bát Nhã có thể liễu triệt với trí tuệ thực tánh của các pháp chăng?

Sư Phụ đáp:

- Đương nhiên là có thể biết được!

- Kính bạch Sư Phụ vậy thế nào là biết như thực về thực tánh của các pháp?_ Đệ tử hỏi.

- Đây là diệu nghĩa rất thâm sâu, không phải là chỗ húy luận cho vui! Nguyên nhân nào Ông hỏi như thế?_ Sư Phụ hỏi lại.

Đệ tử thưa:

- Dạ! Bởi vì con tu Kim Cương Thừa đang trong giai đoạn thực hành và đang quán chiếu về thực tánh của các pháp để thấy được thực tướng của Chân Ngôn, nhưng sợ căn tánh chậm lụt không thể thực hành đúng như pháp và dễ rơi vào tà kiến... Nguyên xin Sư Phụ từ bi khai thị cho con hiểu rõ, để con biết con đường mình phải tu và đi như thế nào để trở thành một hành giả đích thực của pháp, không rơi vào tà kiến đến nỗi mất mạng ạ!

Sư Phụ khai thị:

-Ông muốn biết thực tánh của các pháp hay còn gọi là nhất thế pháp tướng (sắc thái của các pháp) và thực tướng của Chân Ngôn thì Ông phải liễu tri về Thắng Nghĩa (*) của các pháp. Mà Thắng Nghĩa này vốn siêu việt tầm tư, nếu đã siêu việt tầm tư thì ông lấy gì để liễu tri nó? Ở đây nếu không phải là bậc thượng thiện căn thì không thể nào bước qua mà thành tựu được! Nên hành giả tuyệt đối phải theo thứ lớp như sau:

1. Thứ nhất Ông phải quyết trạch với chánh trí về sự vận hành bí mật của tâm, ý và thức. Nếu không có Trí Pháp Trú (**) làm nền tảng thì không thể biết được mật nghĩa với sự vận hành này.

2. Thứ hai, lúc bấy giờ Ông tiếp tục chánh quán với trí tuệ về tam tánh: một là Biến Kế Chấp Tánh, hai là Y Tha Khởi Tánh, ba là Viên Thành Thật Tánh. Liễu triệt tam tánh này tức có thể biết duyên sinh và thực tánh của các pháp nhưng chưa rốt ráo.  

3. Tới đây mới chỉ là hóa thành chưa phải về đến Bảo Sở, Ông phải tu  tiếp tục bước thứ ba, tức là hành thâm trí Bát Nhã để liễu tri về Vô Tánh để biết các pháp là thực Không. Vô Tánh là ba tánh gồm có: Tướng Vô Tánh, Sinh Vô Tánh, Thắng Nghĩa Vô Tánh. Đến đây thì chánh trí Bát Nhã như thật phát sinh, Ông mới có thể minh liễu hoàn toàn thực tánh của các pháp cũng như thực tướng của Chân Ngôn.

- Kính bạch Sư Phụ con biết mình đã sai rồi, con thỉnh Sư Phụ từ bi chỉ dạy bây giờ con phải dụng công tu tập từ đâu ạ?_ Vị đệ tử trần tình và thưa hỏi.

Sư Phụ tiếp tục chỉ dạy:

- Vậy Ông hãy chánh tác ý mà lắng nghe: Muốn thành tựu tri kiến chánh kiến về thực tánh của các pháp, tức trí Bát Nhã hay Trí Tối Thắng thì phải tu tập Chỉ và Quán. Muốn tu tập Chỉ Quán thì lấy giáo pháp của Như Lai thiết lập mà làm chỗ y cứ, lấy sự không bỏ mất tâm nguyện Vô Thượng Bồ Đề mà làm chỗ trú ở. Ông muốn lấy giáo pháp của Như Lai thiết lập mà làm chỗ y cứ thì Ông phải biết Pháp và Tùy Pháp Hành. Ông muốn không bỏ mất tâm nguyện Vô Thượng Bồ Đề mà làm chỗ trú ở thì phải phát Bồ Đề tâm nguyện và thực hành Bồ Đề tâm hạnh; xa lìa ba pháp chướng Bồ Đề và phải y theo ba pháp thuận Bồ Đề vậy. 

Do tôi có thể  minh liễu về đạo lộ thành tựu trí Kim Cang Bát Nhã và quyết nghi về thực tướng của Chân Ngôn với sở hành của mình, tuy nhiên sở hành này của tôi đã được quyết nghi qua tam tạng Thánh Giáo của Đức Như Lai, cho nên tôi đã hướng dẫn quý Thầy quý Cô đi từng bước căn bản nhất, để tránh rơi vào hố thẳm của tà kiến, tránh rơi vào tưởng Định, tránh rơi vào các pháp tướng của quỷ thần, tránh rơi vào ngũ ấm ma... Nên tôi đã thiết lập từng bước, nhất là bước đi đầu tiên đó là Pháp và Tùy Pháp Hành, sau đó tôi mới hướng đạo tiếp, nhưng có người vì say mê thần thông tưởng, vọng tưởng chứng Định... mà đã bỏ qua những lời dạy tâm huyết này, bỏ qua những bước đầu tiên và quan trọng này. Nếu đã bỏ qua thì e rằng sau này sẽ ăn năn hối hận... và hối hận mãi mãi. Ông nên nhớ rằng: Một khi mất thân người rồi thì muôn kiếp khó được lại! 

Cố gắng!

Cố gắng!



Ghi chú:

(*) Thắng Nghĩa: Nói đủ là Thắng nghĩa đế tướng (sắc thái của chân lý tuyệt đối). Thắng nghĩa đế cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế (chân lý bậc nhất), chân đế (chân lý chân thật); đối lại là thế tục đế (chân lý phổ thông), cũng gọi là thế đế hay tục đế (chân lý giả thiết). Ở đây, chân lý tuyệt đối chỉ cho pháp tánh (Tâm hay Như).

(**Trí Pháp Trú: Hữu Bộ nói là cái trí biết nhân (trú) của quả (pháp), Kinh Bộ nói là cái trí biết pháp thường trú, Đại Thừa nói là cái trí biết sự thiết lập của các pháp môn. Đại Thừa nói rộng và chuẩn sát hơn.

Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

NHỚ ĐẤNG TỪ PHỤ DI ĐÀ NHƯ LAI
          (Đêm lên nỗi nhớ đong đầy
Kính dâng Từ Phụ lệ bay nghìn trùng)

Tiếng chim hót giữa rừng khuya vang đọng
Nghe lạc loài du tử khóc mưa rơi
Lạnh đêm nay lạnh giá đến không lời
Trăng đã chết ở bến nào chẳng lại?

Giọt tình rơi rơi hoài và rơi mãi
Xé hồn như ngàn vết luống trâu cày
Máu lửa cuồng cuốn nát, ôi tình cay!
Tình đã chết? Tình con dâng Người hết!

Mộng băng tâm cõi u minh u kết
Vượt thời gian con đến với Bồ Đề
Chí đại hùng quyết triệt phá bến mê
Cứu sanh chúng quay về nơi An Dưỡng.

Con đã đến theo Nguyện vương hướng thượng
Trùng dương reo dậy biển sóng hào quang
Dù gian truân dù gian khó chẳng màn
Thệ tinh tấn Bồ Đề không thoái bước!

Đạp luân hồi, phá u minh - ngũ trược
Kết thuyền Không, sát tặc, chấn ma thiên
Ấn đại bi,  đại Ấn hóa trăm miền
Thiên thu kiếp thệ một lòng kiên quyết!

Đêm từng đêm lệ băng tâm ai biết?
Chỉ một mình con đếm ánh sương bay
Trong sương rơi lệ ướt thắm qua tay
Ôi cố quốc... bao giờ con quay lại?

Con nhớ lắm... ngày đi... qua quan ải...
Giờ mình con... ôm nỗi nhớ ngút ngàn...
Vượt núi rừng máu đẫm ướt quan san
Hỡi cố quốc! Bao giờ con quay lại!

                            Đà Lạt khuya 05/07/2021
                    ೋ-Thích Long Viễn-